Khủng long vốn có tổ tiên ở dưới nước, thế nhưng chúng đã thống trị mặt đất cách đây hàng trăm triệu năm, không chỉ làm chủ mặt đất một số loài khủng lòng còn tiến hóa để thích nghi với khả năng bay lượn.
Khủng long bay có tới... 4 cánh
Khủng long bay 4 cánh! Ảnh Internet.
Không những thế, các nhà khoa học còn phát hiện một loài khủng long bay có tới... 4 cánh!
Đó là phát hiện được các nhà khoa học Mỹ công bố khi họ phát hiện một loài khủng long được đặt tên Dromaeosauridae (nghĩa là "thằn lằn chạy" - thuộc họ khủng long theropoda). Tuy là khủng long nhưng chúng lại có nhiều đặc điểm khá giống loài chim với lông vũ và đôi cánh giúp tối ưu khả năng bay lượn, chuyển hướng trên không.
Dromaeosauridae phát triển mạnh thời kỳ Phấn Trắng cách đây hơn 65,5 triệu năm và có kích thước nhỏ chỉ bằng một con quạ, chúng được tìm thấy chủ yếu ở Trung Quốc, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Châu Phi...
Khả năng thích nghi trên không tuyệt vời giúp chúng trở thành những động vật ăn thịt thành công trong thời đại mình với sự tồn tại kéo dài hơn 100 triệu năm (khi gặp phải sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen).
Một số loài khủng long bay. Ảnh Internet.
Cơ thế được bao phủ bởi lớp lông vũ như loài chim ngày nay, chiếc mỏ nhọn cùng hằm răng sắc bén như dao cạo, móng vuốt dài nhọn ở chân giúp chúng không chỉ di chuyển trên mặt đất mà còn tóm giữ lấy con mồi của mình.
Chiếc cổ dài và linh hoạt giúp chúng dễ dàng quan sát mọi hướng với đôi mắt lớn, khứu giác phát triển giúp loài khủng long bay này có thể ngửi mùi con mồi từ khoảng cách xa.
Nghiên cứu giải phẫu cho thấy...
Khi phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long đặc biệt này, các nhà khoa học tỏ ra vô cùng bối rối vì họ không thể hiểu được tại sao sinh vật nhỏ bé này vốn có cơ thể thích nghi trên mặt đất và chạy bộ lại được trang bị thêm tới 2 đôi cánh cùng chiếc đuôi dài.
Qua nghiên cứu của các nhà giải phẫu, các nhà nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên: Việc trang bị thêm 2 đôi cánh giúp sinh vật này trở thành "bậc thầy" bay lượn, dễ dàng kiểm soát việc bay cũng như điều hướng linh hoạt giống như chuồn chuồn vậy.
Chiếc đuôi dài đóng vai trò quan trọng khi bay. Ảnh Internet.
Cấu tạo đuôi dài và linh hoạt cũng là yếu tố giúp chúng kiểm soát tốc độ và hướng bay trên không. Nhà khoa học Michael Habib thuộc Trường đại học Nam California cho biết:
"Trong phạm vi khí động lực học, các cánh sau sẽ giúp nó tăng tốc độ chuyển hướng lên từ 33 đến 50%, so với chỉ sử dụng hai cánh trước".
Sự chuyển hướng đột ngột ở tốc độ cao chính là yếu tố mang lại lợi thế cho bất cứ sinh vật nào dù từ thời tiền sử hay ngày nay, dù đó là sinh vật ăn thịt hay con mồi.
Nhà khoa học Justin Hall, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Los Angeles nói.
"Đây là một loài động vật có kích cỡ chỉ bằng một con quạ, sống giữa những loài khủng long săn mồi khác mà trong cùng thời gian đó có con khủng long bay lớn nhất với sải cánh lên đến 4,5 mét.
Vì vậy việc tăng 33% tốc độ đổi hướng có nghĩa là tạo nên một sự khác biệt giữa sống và chết",
Những khám phá về sinh vật bay độc đáo này của Michael Habib và Justin Hall được công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Cổ sinh vật học có xương sống (Raleigh, Bắc Carolina, Mỹ).
Tham khảo: Theropods.wikia.com, Dinosaur-world.com, Bioone.org