Châu lục dễ bị tổn thương nhất vì nóng lên toàn cầu sắp phải chịu cuộc xâm lấn đáng sợ mới

Nguyễn Hằng |

Các nhà nghiên cứu phát hiện châu lục Nam Cực lạnh giá đang bị đe dọa do ảnh hưởng của thực vật và côn trùng.

Sự gia tăng mạnh những chuyến du lịch đến Nam Cực cũng như diễn biến khó lường của nóng lên toàn cầu khiến cho nơi đây đang bị đe dọa.

Những khối băng tuyết ở Nam Cực đang dần chuyển sang màu xanh lá "bất thường" do sự phát triển nhanh chóng của rêu và tảo. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng một mối nguy hại mới đối với Nam Cực chính là cuộc xâm nhập đáng sợ của ruồi và những loại côn trùng khác.

Cụ thể, khi ngày càng có nhiều du khách tới tham quan Nam Cực thì những loại sinh vật xâm thực như côn trùng và các loài thực vật lại phát tán càng mạnh mẽ hơn. Chúng có thể đến Nam Cực ở dạng ấu trùng hoặc hạt giống và phát triển mạnh hơn khi nhiệt độ ở châu lục này đã tăng hơn 3 độ C trong suốt ba thập kỷ qua.

Châu lục dễ bị tổn thương nhất vì nóng lên toàn cầu sắp phải chịu cuộc xâm lấn đáng sợ mới - Ảnh 1.

Hệ sinh thái ở Nam Cực đang bị đe dọa do thực vật và côn trùng xâm thực. Ảnh: Getty Images

Các sông băng dần thu hẹp diện tích, để lộ nhiều vùng đất trống "rêu phong" do rêu phát triển nhanh và dày. Quan sát sự thay đổi lớn này, các nhà khoa học cho biết, những "thảm rêu" mới trở thành ngôi nhà trú ngụ tiềm ẩn cho những kẻ xâm thực như ruồi phát triển.

Sở dĩ quá trình xâm thực này được các nhà khoa học đặc biệt chú ý vì Nam Cực vốn được xem là châu lục dễ bị tổn thương nhất từ sự nóng lên toàn cầu.

Dominic Hodgson, nhà khoa học của nhóm Khảo sát Nam Cực cho biết:

"Ruồi là một ví dụ tiêu biểu về những vấn đề mà Nam Cực hiện đang phải đối mặt với những loài xâm thực. Chúng xuất hiện trên các con tàu du lịch, phát triển mạnh trong các khoang bếp của tàu và sau đó ẩn mình trong các trại thám hiểm về Nam Cực.

Nhiệt độ ở Nam Cực đang nóng lên và đó là cơ hội cho chúng có thể sống sót trên vùng đất băng giá này. Điều này khiến chúng tôi lo lắng. Ruồi là loại côn trùng mang theo nhiều mầm bệnh có sức tàn phá đối với các loài sinh vật bản địa ở Nam Cực".

Theo các nhà nghiên cứu, Nam Cực có một số loài côn trùng bản địa.

Cùng với rêu bản địa, những loài côn trùng này đang có nguy cơ "biến mất" do 3 nguồn đe dọa chính là: những chuyến nghiên cứu của các nhà khoa học, số lượng các đoàn khách du lịch gia tăng và ảnh hưởng của nóng lên toàn cầu. Trong đó, nóng lên toàn cầu được coi là nguyên nhân chủ đạo.

Châu lục dễ bị tổn thương nhất vì nóng lên toàn cầu sắp phải chịu cuộc xâm lấn đáng sợ mới - Ảnh 2.

Nóng lên toàn cầu được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở Nam Cực. Ảnh: Globalchange

Vào năm 2015-2016, có khoảng 38.000 khách du lịch đã đến thăm Nam Cực, trong khi dự kiến lượng khách du lịch sẽ tăng lên 43.000 người vào năm 2017.

Dominic cho hay, mặc dù khách du lịch đến Nam Cực đều có ý thức giữ gìn môi trường rất tốt nhưng việc gia tăng "ồ ạt" du khách như hiện nay thì có thể khiến nguy cơ phát tán các loài xâm thực trở thành hiện thực.

Những sinh vật xâm thực có thể đến Nam Cực bằng nhiều cách mà ít người nghĩ đến như bám vào đế giày, các dụng cụ gần gũi như túi xách, túi máy ảnh, ...

Theo các nhà nghiên cứu Anh chia sẻ trong cuốn sách Current Biology nhận định, các loài thực vật ở Nam Cực rất khan hiếm với tốc độ tăng trưởng hiện nay chỉ 0,3 %.

Châu lục dễ bị tổn thương nhất vì nóng lên toàn cầu sắp phải chịu cuộc xâm lấn đáng sợ mới - Ảnh 3.

Nhiệt độ ở Nam Cực tăng cao trong mấy thập kỷ gần đây. Ảnh: Reuters

Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Exeter do Dan Charman đứng đầu gần đây đưa ra kết luận rằng, lượng rêu phủ trên bề mặt của châu lục này hiện nay đã tăng lên 4-5 lần so với thời điểm trước 1950.

Ngày càng nhiều thực vật và côn trùng xâm lấn Nam Cực. Điều này có thể làm thay đổi sinh học và cảnh quan của Nam Cực trong tương lai nếu nhiệt độ tiếp tục gia tăng.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp như kêu gọi khách du lịch và các nhà khoa học nâng cao ý thức bảo vệ và bảo tồn ở những khu vực ở Nam Cực mà họ đặt chân tới.

Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có chuẩn bị kỹ lưỡng những kế hoạch dự phòng cũng như sự cố vấn kịp thời của các chuyên gia để ứng phó kịp thời với các sự cố xâm thực của thực vật và côn trùng.

Nhà khoa học Dominic cho biết: "Côn trùng và thực vật ở Nam Cực đã tồn tại ở đây từ hàng ngàn năm nay. Chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ nếu chúng ta muốn cứu vãn môi trường nguyên sơ cuối cùng này".

Để bảo tồn môi trường tự nhiên tuyệt vời ở khu vực Nam Cực, con người cần phải chung tay nỗ lực tìm kiếm giải pháp thích hợp và hành động ngay từ bây giờ.

Nguồn: Theguardian, Tribune

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại