Chào bóng đá, ngươi đang bị giết bởi tiền, rất nhiều tiền!

Bảo Nam |

Đêm nay, dù là Man City hay PSG giành chiến thắng để có tên ở bán kết Champions League thì đó cũng hoàn toàn có thể coi là sự thất bại của bóng đá truyền thống.

1. Tháng 10/2013, CLB Man City tưng bừng giới thiệu một công trình nằm trong quần thể sân Etihad: Khu vui chơi Disney. Tại sao một SVĐ bóng đá lại có khu vui chơi cho trẻ em?

Theo giải thích của BLĐ Man City, có rất nhiều ông bố vì bận rộn với con cái không thể tới sân dự khán vào ngày Chủ nhật, và họ cố tình tạo ra một khu vui chơi để trẻ em có không gian giải trí trong lúc bố của chúng xem Man City thi đấu.

Ban đầu ý tưởng này được đánh giá rất cao về mặt sáng tạo. Bóng đá đã tiến bộ tới mức người ta quan tâm tới cả tâm tư, cuộc sống riêng của CĐV.

Man City muốn biến sân Etihad thành một hình mẫu sân bóng thân thiện.
Man City muốn biến sân Etihad thành một hình mẫu sân bóng thân thiện.

Đến tháng 10 năm ngoái, trước cửa Etihad lại xuất hiện một dòng quảng cáo tương đối khó hiểu: “Oxford, Cambridge or Manchester City” (Oxford, Cambridge hay Man City).

Hóa ra Man City đã bắt tay với trường đại học chuyên đào tạo những cử nhân kinh doanh bóng đá (trường UCFB) và họ mở chi nhánh đào tạo trong… chính SVĐ Etihad.

Trong clip tuyên truyền cho trường, người ta chèn cả quảng cáo: Bạn có thể vừa học, vừa xem các ngôi sao Man City tập luyện.

2. Hai ví dụ trên cho thấy, Man City đã vươn tầm khỏi một CLB bóng đá đơn thuần.

Nếu như năm xưa Man United chỉ có thể là tiên phong trong việc đưa thương hiệu tới châu Á thì giờ đây, Man City thậm chí còn biến họ thành một tổ hợp các tiện ích: Vui chơi cho trẻ em, đào tạo sinh viên và thỏa mãn cơn nghiện bóng đá.

Tuy nhiên, trong mắt những người tôn sùng bóng đá chuyên nghiệp thì việc Man xanh phát triển thương hiệu vào cả những thứ chẳng liên quan đến bóng đá thực tế lại làm mất đi giá trị của một đội bóng.

Bóng đá chỉ nên là bóng đá mà thôi. Barcelona và Man United có thể mở những tour du lịch thi thăm quan SVĐ của họ, chứ chưa bao giờ nghĩ đến việc biến Old Trafford hay Nou Camp thành nhà trẻ hay trường đại học.

Những phòng truyền thống như thế này dường như thu hút CĐV bóng đá hơn là 1 SVĐ kiểu trung tâm thương mại.
Những phòng truyền thống như thế này dường như thu hút CĐV bóng đá hơn là 1 SVĐ kiểu trung tâm thương mại.

Hãy thử tưởng tượng: Man City đón tiếp Man United ở SVĐ của mộ trường Đại học thay vì Etihad, cảnh tượng sẽ lố bịch làm sao. Nó chẳng khác gì việc đưa sinh viên tới Etihad đào tạo hay bế những đứa trẻ đến Etihad để chơi trò chơi.

3. Bóng đá với Man City và cả PSG đang dần bị thương mại hóa. Cũng dễ hiểu, họ lớn mạnh bằng đồng tiền của những ông chủ Arab và dĩ nhiên họ cũng bị biến thành công cụ để kiếm tiền.

Theo tính toán của báo chí Anh, trung bình mỗi năm Man City tốn khoảng 132 triệu bảng tiền mua sắm cầu thủ, PSG cũng tốn 139 triệu bảng, trong khi đó mức trung bình ở những đội bóng lớn như Barca, Real chỉ bằng một nửa số này.

Với ngần ấy tiền được chi ra mỗi năm chỉ riêng cho hoạt động mua sắm cầu thủ, Man City và PSG dĩ nhiên là sẽ lựa chọn những ngôi sao hàng đầu thế giới.

Mùa tới, khi Pep Guardiola đến với Etihad, ông cũng đã có sẵn một bản danh sách tân binh sẽ tiêu tốn của ông chủ Man xanh khoảng 200 triệu bảng.

Quy trình của bóng đá đang bị những CLB giàu có như Man City và PSG bẻ cong. Hãy thử tưởng tượng: Nếu đội bóng nào cũng như Man City, PSG, Chelsea, có lẽ thế giới đã chẳng có Pelle, Maradona, Johan Cruyff, Messi… Tại sao?

Bởi sẽ chẳng có CLB nào chú trọng vào đào tạo cầu thủ cả. Họ sẽ mua những ngôi sao đã thành danh và liệu còn bao nhiêu đất để những cầu thủ đi lên từ ngưỡng tài năng trẻ thành ngôi sao hàng đầu?


Sir Alex nói khi còn dẫn dắt Man United.

Sir Alex nói khi còn dẫn dắt Man United.

Nếu không có những đội bóng như Arsenal, Man United (của năm xưa), Barca, Real chuyên lùng sục khắp thế giới để tìm kiếm tài năng, chúng ta sẽ không thể biết đến sự tồn tại của vô số siêu sao ngày hôm nay – những người đi lên từ con số 0.

Chỉ vì cần tăng số lượng cầu thủ Anh trong đội hình, Man City chi tới 49 triệu bảng mua Raheem Sterling. Đó vừa là mức giá phi lý cho một cầu thủ còn trẻ và chưa bộc lộ nhiều tố chất như Sterling, vừa làm lệch đi cán cân công bằng trong bóng đá.

Và hôm nay, 1 trong 2 CLB rải tiền làm đường như Man City và PSG sẽ có tên ở trận bán kết Champions League. Nó đường đường chính chính cổ xúy cho cách làm bóng đá phá nát bóng đá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại