Hiếu Văn Hoàng hậu Đậu thị là Hoàng hậu tại vị duy nhất của Hán Văn Đế Lưu Hằng và có ảnh hưởng lớn đến thời đại vàng son của nhà Hán.
Hiếu Văn Hoàng hậu họ Đậu, nhưng trong Sử ký lẫn Hán Thư đều không ghi rõ khuê danh. Tuy nhiên, trong quyển Sử ký tác ẩn của Tư Mã Trinh thời nhà Đường, bà có tên là Đậu Y Phòng.
Nàng Đậu Y Phòng người Quan Tân, Thanh Hà, nước Triệu, xuất thân bình dân, thấp hèn. Cha mẹ nàng mất sớm, nàng và anh, em trai ba người nương tựa vào nhau, cuộc sống vô cùng nghèo khổ, vất vả. Bù lại nàng vô cùng xinh đẹp.
Đậu Y Phòng trong phim Mỹ nhân tâm kế.
Năm Đậu Thị mười mấy tuổi đã trở thành một thiếu nữ yểu điệu thướt tha, nhan sắc kiều diễm. Nàng được tuyển và đưa đến hoàng cung Trường An làm cung nữ.
Nghe tin nàng tiến cung, ba anh em ôm nhau khóc nức nở. Nàng không muốn tiến cung vì thương đứa em trai mới được 4, 5 tuổi. Nhưng lệnh vua không thể cưỡng.
Trước khi đi, Đậu Thị đứng ở trạm dịch xin được một ấm nước nóng và một bát cơm nguội. Nàng gội đầu cho em lần cuối và nhìn nó ăn hết bát cơm rồi bịn rịn, nước mắt lưng tròng lên xe rời xa. Giờ phút bước lên xe nàng đã hoàn toàn tuyệt vọng, từ nay sống chết biết bao giờ có thể gặp lại người thân. Thương đứa em chưa thể tự lo cho mình rồi sẽ sống ra sao.
Khi vào cung, do hiền lành, đoan trang nên đã nhanh chóng trở thành một tiểu thị nữ được Lã Trĩ rất yêu mến và tin tưởng. Tuy cả ngày nơm nớp lo sợ hầu hạ chủ nhân, nhưng so với những ngày đói khổ thì cuộc sống giờ đây cũng như thiên đường.
Sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, Lã hậu trở thành Lã thái hậu nắm quyền nhiếp chính, quyền lực hơn người. Để tránh gièm pha, chống đối và vỗ về các vương hầu, Lã hậu quyết định tặng các mỹ nữ cho các vương gia, gồm các con trai của Hán Cao Tổ Lưu Bang với thê thiếp khác.
Đậu Y Phòng cũng nằm trong số những cung nữ được mang đi làm "quà tặng". Khi đó, quê hương nàng là một phần thuộc nước Triệu (chư hầu của nhà Hán), nên nàng đã hối lộ một viên hoạn quan (thái giám) để được trở về cố hương. Tuy nhiên, vị hoạn quan quên bẵng mất nên gửi nhầm Đậu Y phòng đến nước Đạị (chư hầu của nhà Hán).
Buồn bã, nhưng Đậu Y Phòng biết rằng mọi sự đã được sắp đặt và không thể thay đổi được nữa, vì vậy nàng đành chấp nhận số phận của mình.
Không ngờ rằng, sau khi đến nước Đại, Đậu Y Phòng lại trở thành thiếp của đại vương Lưu Hằng - con trai thứ 4 của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Nhờ xinh đẹp, hiền thục, hiểu biết lễ nghĩa và sinh được nhiều con, Đậu Y Phòng càng ngày càng được Lưu Hằng yêu thương.
Về phần Đậu Y Phòng, nàng cũng rất đem lòng yêu và ngưỡng mộ Lưu Hằng vì cảm thấy ông là người tài giỏi và tham vọng. Năm 188 TCN, bà hạ sinh con trai Lưu Khải.
Thời điểm Lưu Hằng đăng cơ, vị trí chính cung của ông vẫn còn trống, do đó không có Hoàng hậu. Một năm sau, Hán Văn Đế Lưu Hằng lập Lưu Khải thành thái tử. Vài tháng sau, Đậu Y Phòng trở thành Hoàng hậu Đại Hán, con gái Lưu Phiêu được sắc phong thành Quán Đào công chúa, con trai thứ Lưu Vũ được phong thành Đại vương, sau đổi thành Lương vương.
Hoàng tử Lưu Khải sau này chính là Hán Cảnh Đế - người giúp nhà Hán trở nên hưng thịnh trong suốt giai đoạn ông cầm quyền.
Theo Sohu, có thể nói, sự xuất hiện của nàng cung nữ Đậu Y Phòng đã làm thay đổi vận mệnh của nhà Hán sau này.
Sau khi trở thành Hoàng hậu, Đậu Y Phòng mới tìm được người thân bị thất lạc từ lâu. Trong đó có một người em trai sống vô cùng cực khổ sau khi chị gái vào cung làm cung nữ. Người này là Quảng Quốc, bị bắt cóc và bán làm nô lệ.
Sau nhiều bị bán đi, Quảng Quốc lưu lạc đến thành Trường An. Khi nghe tin Hoàng hậu Đậu thị tìm người thân, ông vội viết thư kể lại những chuyện ngày bé gửi đến hoàng cung. Đậu Y Phòng sau khi kiểm tra rõ mới nhận người thân.
Năm 157 TCN, Hán Văn Đế Lưu Hằng qua đời, Thái tử Lưu Khải kế vị, tức Hán Cảnh Đế. Thời đại của Hán Văn Đế và Hán Cảnh Đế được hậu nhân gọi là Văn Cảnh chi trị, quốc gia có được sự thịnh vượng, người dân sống ấm no.
Lúc này, Đậu Y Phòng trở thành Hoàng thái hậu, mọi sự vụ triều chính Hán Cảnh Đế đều nghe lời theo của bà. Có thể nói, bà mới chính là người nắm quyền thật sự.
Đậu Thái hậu có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết sách chính trị của Hán Vũ Đế - một hoàng đế được đánh giá là tài ba, đã làm nhiều việc củng cố nền cai trị và mở cửa ra bên ngoài. Dưới thời trị vì của Hán Vũ Đế, nhà Hán đã có những phát triển lớn về chính trị và quân đội.
Nhưng năm 135 TCN, Đậu Thái hậu qua đời. Tính từ khi về Trường An đăng ngôi hoàng hậu đến khi qua đời ở thời đại cháu nội Hán Vũ Đế.