Câu hỏi Olympia không thí sinh nào giải được: "Dũng 17 tuổi, vào năm Dũng bằng tuổi chú bây giờ thì chú 71 tuổi, hỏi chú bao nhiêu tuổi?"

BOB V |

Câu hỏi Olympia này chỉ cần lập môt phương trình đơn giản nhưng không ai giải quyết được.

Đường Lên Đỉnh Olympia là sân chơi trí tuệ hàng đầu dành cho học sinh THPT. Dù tuổi đời đã 21 năm song chương trình chưa khi nào mất phong độ trong việc làm khó thí sinh. Đôi khi từ những câu hỏi của chương trình, khán giả lại được mở mang thêm vốn kiến thức.

Trong trận thi tuần mới đây nhất của năm thứ 22 có xuất hiện một câu hỏi có nội dung như sau trong phần thi Về đích: Khi được hỏi tuổi hiện tại, chú của Dũng trả lời: "Vào năm cháu bằng tuổi chú bây giờ, khi đó chú đã 71 tuổi rồi". Biết rằng hiện nay Dũng 17 tuổi. Hỏi hiện nay chú của Dũng bao nhiêu tuổi?

 Câu hỏi Olympia không thí sinh nào giải được: Dũng 17 tuổi, vào năm Dũng bằng tuổi chú bây giờ thì chú 71 tuổi, hỏi chú bao nhiêu tuổi? - Ảnh 1.

Đáp án thí sinh đưa ra là 88 nhưng câu trả lời này chưa đúng. Cơ hội dành cho 3 bạn cùng chơi, lúc này một cô gái khác đưa ra đáp án là 27 nhưng vẫn sai.

Lúc này MC Ngọc Huy giải thích:

Giả sử x năm nữa, tuổi Dũng sẽ bằng tuổi chú hiện tại, ta có phương trình:

17+ x = 71 - x

=>x = 27

Tuổi của chú Dũng hiện tại phải là bằng 17+27, túc là 44 tuổi.

Dù câu hỏi khá đơn giản song thực sự trước áp lực sân khấu, việc đưa ra câu trả lời đúng quả là không dễ dàng chút nào!

Một câu hỏi khá trong cuộc thi tuần 1, tháng 3, quý I có nội dung như sau: Có bao nhiêu số có ba chữ số chia hết cho 5 tạo thành từ các số 0,1,2? Đó là những số nào?

 Câu hỏi Olympia không thí sinh nào giải được: Dũng 17 tuổi, vào năm Dũng bằng tuổi chú bây giờ thì chú 71 tuổi, hỏi chú bao nhiêu tuổi? - Ảnh 2.

Đề bài đã yêu cầu rất rõ là lập các số có 3 chữ số chia hết cho 5 từ các số 0, 1, 2, vì vậy chỉ cần áp dụng nguyên tắc chia hết cho 5 và đảo các số sao cho thoả mãn điều kiện là ra ngay đáp án. Tuy nhiên, cả 4 thí sinh đều không trả lời đúng câu hỏi này.

Đáp án cho câu hỏi này là có 6 số, bao gồm: 100; 110; 120; 200; 210; 220.

Theo quy tắc chia hết cho 5, ta có: Nếu chữ số cuối cùng là 0 hoặc 5, thì toàn bộ số đó chia hết cho 5. Vì vậy, trong 3 số cho trước, chỉ cần đặt số 0 ở hàng đơn vị và đảo 3 chữ số ở hàng trăm và hàng chục là có thể liệt kê đầy đủ các số thoả mãn điều kiện. Đối với số hàng trăm có hai cách chọn là 1 và 2, số hàng chục có 3 cách chọn là 0, 1, 2 còn hàng đơn vị chỉ có chữ số 0 => có 6 số thoả mãn yêu cầu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại