Câu hỏi hóc búa con dâu dành cho mẹ chồng và chuyện muôn thuở dịp Tết đã có đáp án

VV |

Cô hỏi mẹ chồng: "Việc đoàn tụ gia đình của mẹ có quan trọng không? Vì con gái mẹ có thể về nhà bố mẹ đẻ. Con cũng nên được phép về nhà bố mẹ đẻ chứ ạ".

Khi Tết đến gần, cụm "Làm thế nào để được về nhà ngoại ăn Tết" lại một lần nữa nằm trong danh sách tìm kiếm nhiều trên các trang mạng. Chỉ từ câu hỏi này, chúng ta có thể thấy rằng tinh thần của quan niệm truyền thống "về nhà chồng ăn Tết" vẫn còn đọng lại trong suy nghĩ của nhiều người.

Về ngoại ăn Tết chính là yếu tố lý tưởng của 1 cuộc hôn nhân "cổ tích"?

Trong phim Kim Ji-young, 1982 - bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Ji Young, sinh năm 1982 của nhà văn Cho Nam Joo từng gây sốt ở Hàn Quốc có cảnh: Dịp Tết Nguyên Đán, vợ chồng Kim Ji-young phải lái xe 5 tiếng đồng hồ từ Seoul đến Busan để đoàn tụ với gia đình. Cô Kim lại lao vào chăm chỉ cùng mẹ chồng chuẩn bị đồ ăn, chiêu đãi cho cả gia đình và người thân, bạn bè. Cho đến khi chị dâu cũng về nhà bố mẹ đẻ để nghỉ ngơi, cuối cùng cô Kim suy sụp và đổ bệnh.

Câu hỏi hóc búa con dâu dành cho mẹ chồng và chuyện muôn thuở dịp Tết đã có đáp án - Ảnh 1.

Hình ảnh trong phim Kim Ji-young, 1982

Cô hỏi mẹ chồng: "Việc đoàn tụ gia đình của mẹ có quan trọng không? Vì con gái mẹ có thể về nhà bố mẹ đẻ. Con cũng nên được phép về nhà bố mẹ đẻ chứ ạ".

"Con gái chúng ta về rồi phải không?", một câu nói rất vô tư lại như 1 dấu lặng lớn. Về đâu ăn Tết đôi khi là nguyên nhân dẫn đến xung đột của 2 vợ chồng mỗi năm.

Với nhiều nhà chồng, đặc biệt là các bậc phụ huynh họ cho rằng: Con gái đi lấy chồng là phải về nhà chồng ăn Tết.

Ngoài việc chiều lòng những người lớn tuổi của thế hệ trước, năm này qua năm khác, các cặp vợ chồng còn thương lượng nhiều kế hoạch đón Tết như hàng năm thay phiên nhau đón Tết tại nhà cha mẹ, đưa bố mẹ lên đón Tết, ở nhà không về quê nữa… Với những thay đổi của xã hội, đặc biệt là khi thế hệ con một kết hôn, vấn đề này càng trở nên gay gắt hơn, là khi gia đình có hai người nên không ai trong hai người muốn bố mẹ đón Tết một mình.

Diễn viên hài nổi tiếng Papi Jiang tham gia một chương trình tạp kỹ vào năm 2019, cô ấy đã nói về việc các cặp đôi về nhà đón năm mới chắc chắn sẽ trở thành hình mẫu lý tưởng được thế hệ thanh niên mới muốn làm theo. Cô kể về 1 cặp đôi đã luôn về nhà của mình vào mỗi dịp Tết. Kể cả sau 5 năm kết hôn, bố mẹ hai bên vẫn chưa một lần gặp mặt.

Câu hỏi hóc búa con dâu dành cho mẹ chồng và chuyện muôn thuở dịp Tết đã có đáp án - Ảnh 2.

Diễn viên hài nổi tiếng Papi Jiang

"Đối với bố mẹ bạn, con trai là quan trọng nhất, còn với bố mẹ tôi, con gái là quan trọng nhất. Nên đưa con rể y đưa con dâu về quê? Chuyện này chỉ là thứ yếu. Chúng ta cần dành thời gian cho bố mẹ trước", Jiang đưa ra quan điểm. Sau khi chương trình được phát sóng, nhiều cư dân mạng trẻ đã gọi đó là "cuộc hôn nhân cổ tích" lý tưởng trong thời đại mới.

Phụ nữ có cần phải đau đầu nghĩ cách để được về ngoại ăn Tết?

Câu chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ, cũng không có công thức chung nào để bạn có thể áp dụng. Sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện thời gian, kinh tế, khoảng cách của từng nhà mà đưa ra 1 số giải pháp sau:

Phương án 1: "Mặc cả" ngay từ khi mới cưới và duy trì đều đặn nếu bạn đang trong giai đoạn sắp hoặc mới kết hôn

Ngay từ thời gian đầu bạn cần lập 1 trật tự, rõ ràng với chồng về việc này thì sẽ không khó khăn mỗi dịp Tết đến. Phân tích cho chồng hiểu và nếu anh ấy biết nghĩ thì chính anh ấy sẽ là người hiểu cho tâm lý của bạn.

Bên cạnh đó bạn cũng cần tác động chồng để anh ấy nói quan điểm với gia đình mình, rằng năm nay ăn Tết nội sang năm ăn Tết ngoại chẳng hạn.

Phương án 2: Ai về nhà người nấy, vẫn đảm bảo các công việc cho hai bên

Đây là phương án nghe thì có vẻ khó nhưng mấu chốt chính là chồng bạn. Với những cặp đôi 2 quê ở quá xa nhau thì dùng cách này khá hiệu quả. Ví dụ sát Tết bạn về nội chuẩn bị sắm sửa mọi thứ, cúng xong bữa cơm Tất niên bạn có thể về ngoại vẫn đảm bảo sự đóng góp cần thiết của 1 nàng dâu.

Câu hỏi hóc búa con dâu dành cho mẹ chồng và chuyện muôn thuở dịp Tết đã có đáp án - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Hãy nói cho chồng hiểu nỗi lòng của 1 người con lấy chồng xa, 1 năm chỉ trông chờ dịp Tết để quây quần với gia đình. Nếu chồng bạn không đồng ý cũng cứng rắn mà cho anh ta biết, bạn chỉ đang thương lượng chứ không phải xin phép. Tại sao con dâu phải thực hiện trọng trách làm dâu còn con rể thì không?

Phương án 3: Phân chia cách năm hoặc chạy 2 bên

Phương án này thích hợp với các cặp đôi ở gần, cùng quê, cùng xã và thậm chí là hàng xóm của nhau. Để được lòng phụ huynh thì các bạn có thể phân chia thời gian sao cho hợp lý để tham gia được cả 2 nhà. Vào thời khắc Giao thừa con rể sang chúc Tết bố mẹ vợ thì thật ý nghĩa.

Phương án 4: Mời cả bố mẹ chồng về nhà mình ăn Tết

Cách này nghe có vẻ điên rồ nhưng sẽ rất thú vị với những cặp đôi khác nhau về văn hóa 2 miền. Ví dụ bạn ở vùng núi, ở miền Trung hay miền Nam Tết sẽ rất khác ngoài Bắc. Với những ông bố bà mẹ chồng hiểu chuyện, hãy mạnh dạn đề nghị mời ông bà đón thử 1 cái Tết miền Tây ấm áp. Đây cũng là cơ hội để 2 cụ được đi du lịch. Lúc ấy lại tăng tình đoàn kết giữa 2 gia đình và bố mẹ chồng càng thấy con dâu tâm lý.

Nói chung có rất nhiều cách để về ngoại ăn Tết nhưng quan trọng là bạn có dám thử không. Đừng sợ điều gì cả khi bạn sống đúng mực và hiếu thảo lễ phép. Đó cũng sẽ là hành động để con cái bạn nhìn vào và hình thành tư duy của chúng khi lớn lên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại