Nếu bạn đang căng thẳng, mệt mỏi thì có thể giải tỏa tâm lý bằng việc chơi giải câu đố. Đây là một trò chơi lành mạnh, đem lại nhiều lợi ích như: Nâng cao tư duy, cải thiện phản xạ, trau dồi ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết. Hãy sưu tầm thật nhiều câu hỏi, tăng dần từ dễ đến khó để có cho mình một kho tàng câu đố thú vị.
Còn bây giờ, bạn hãy thử sức với một câu đố "hack não" trong chương trình Nhanh như chớp dưới đây:
"Tròn tròn như lá tía tô/Lội xuống ao hồ, đầu ướt đuôi khô".
Nguồn: Nhanh như chớp.
Nghe xong câu đố, nhiều người phải đứng hình trước độ khó nhằn. Câu đố đưa ra khá nhiều dữ liệu, nếu không phân tích nhanh nhạy thì rất có thể bạn sẽ phải loay hoay cả buổi.
Nếu chưa có câu trả lời cho mình thì bạn có thể tham khảo đáp án sau: CHIẾC MUỖNG, CHIẾC THÌA.
Nghe đáp án, mọi người phải bật cười bởi câu đố tuy hóc búa nhưng vô cùng thú vị, hấp dẫn. Đúng là phần lõm của muỗng, thìa có hình tròn tròn giống lá tía tô. Còn "lội xuống hồ" ở đây chính là việc bạn dùng muỗng, thìa để múc nước canh, nước sốt. Thế nên mới có vế sau là "đầu ướt, đuôi khô".
Câu đố này khá lắt léo, đòi hỏi bạn phải suy luận theo nhiều hướng khác nhau mới có thể đoán đúng đáp án. Và để đưa ra câu trả lời trong vài giây là điều gần như không thể.
Chiếc thìa - một vật dụng quen thuộc trong nhà bếp. Ảnh minh họa.
Thông qua câu đố, chúng ta hãy cùng nhau trau dồi kiến thức về chiếc muỗng, thìa – một vật dụng quen thuộc trong nhà bếp nhé!
Muỗng hoặc thìa (muỗng nhỏ), muôi (vá, theo phương ngữ miền Nam) là một dụng cụ gồm 2 phần: Một phần lõm và bè ra, có thể hình tròn hoặc hình trái xoan, được gắn chặt vào cán cầm. Chúng có tác dụng chỉ yếu là xúc thức ăn. Ngoài ra, muỗng và thìa còn có thể sử dụng như một dụng cụ để múc, trộn, khuấy thực phẩm hoặc các nguyên liệu khác.
Ngày nay, muỗng và thìa có thể được làm từ kim loại, gỗ, sành sứ hoặc nhựa với nhiều kiểu dáng, cách trang trí khác nhau. Thìa có kích cỡ nhỏ hơn muỗng. Cả hai vật dụng này đều quen thuộc trong không gian nhà bếp của người Việt.