Nếu là người thường xuyên theo dõi chương trình Nhanh như chớp, chắc bạn không quên hàng loạt câu đố về các loại cây. Chẳng hạn như: "Cây gì nghe tên đã cảm thấy khỏe?", đáp án là "cây sung"; "cây gì sinh ra đã bần?", đáp án là "cây bần", "tên rõ nên thơ, mình đầy gai góc, cả đời lén lút trốn trong rừng già, là cây gì?", đáp án là "cây mây",…
Một câu đố khác về loài cây cũng khiến người chơi "vò đầu bứt tai". Câu đố có nội dung như sau:
"Cây gì biết bay?".
Nguồn: Nhanh như chớp.
Nghe xong câu hỏi, người chơi "toát mồ hôi", ngồi suy nghĩ một hồi mà vẫn không có đáp án. Chương trình chơi chữ thật lắt léo, chắc ai phải tư duy nhanh nhạy mới có thể đoán đúng.
Nếu bạn cũng chưa có câu trả lời có thể tham khảo đáp án sau: CÂY PHI LAO. Đáp án thật bất ngờ nhưng khá hợp lý đối với một câu đố chữ.
Cung cấp một số thông tin hữu ích thì: Cây phi lao có nguồn gốc từ Australia và những đảo thuộc phía tây Thái Bình Dương. Người Pháp đã đem loại cây này trồng ở Việt Nam từ năm 1896.
Hiện nay, cây phi lao đã trở thành một trong những loài cây gỗ quen thuộc của Việt Nam. Hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều trồng loại cây này trên các bãi cát ven biển. Nhiều tỉnh miền bắc Việt Nam trồng phi lao làm cây chắn gió, cây ven đường lấy bóng mát, hay trong công viên làm cây cảnh.
Cây phi lao là loài sống lâu, vì thế nó cũng được trồng tạo cảnh (bonsai) có vẻ đẹp và trị giá không thua kém các loài cây nổi tiếng khác.
Cây phi lao. (Ảnh minh họa)
Lá cây phi lao có màu xanh đậm, tuy nhiên cũng có thể ngả sang màu đỏ khi vào mùa thu. Có trường hợp đột biến khác thường lá còn chuyển thành màu trắng. Mùa xuân cũng là mùa khoe sắc của lá và hoa. Khi hoa nở rộ, trông xa lá cây như chuyển thành màu vàng úa. Nét đặc trưng của phi lao là lá liễu thướt tha vi vu theo gió.
Quả phi lao thuộc dạng quả kép. Hạt có khả năng tái sinh mạnh, cây con mọc khỏe và thích nghi với các đồi cát vàng ven biển rất tốt. Cây chịu được mặn, khô và gió, nên rất thích hợp với việc trồng tạo rừng phòng hộ, cố định cát ở các đồi cát ven biển.
Cây phi lao sinh trưởng tốt nhất trên đất cát mới bồi tụ ven biển và đồng bằng; cũng có thể sống được trên đất cát nghèo, đất dốc tụ có tầng dày, độ pH 5,5. Nhưng trên đất quá khô xấu, đất đồi tầng mỏng lẫn nhiều đất đá khiến cây sinh trưởng kém. Lúc này, lá có vàng đỏ, thường biến dạng thành cây bụi, thấp, thân nhỏ, cành loà xoà trên mặt đất hoặc bị chết dần.