Câu đố tiếng Việt: "Cái gì LẶN mà KHÔNG LẶN?" - Đáp án cực dễ nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được!

Thảo Vân |

Nhờ vào sự phong phú của tiếng Việt mà câu hỏi đố chữ nào cũng vô cùng thú vị.

Nếu để chỉ ra loại từ nào khiến nhiều người sợ nhất trong Tiếng Việt thì chắc chắn đấy phải là từ đồng nghĩa. Đây được xem như là "đặc sản" của thứ ngôn ngữ hơn cả "phong ba bão táp" này. Cùng là một từ nhưng lại dùng ở đủ loại nghĩa từ danh từ cho đến động từ, tính từ, cho nên không chỉ người nước ngoài mà nhiều người Việt cũng chịu thua.

Ở nhiều trường hợp, các từ đồng nghĩa được sử dụng thường xuyên với một ý nghĩa nào đó thì khi được nhắc đến với một nghĩa khác thì nhiều người không khỏi ngơ ngác. Cũng chính vì đặc điểm này mà có rất nhiều câu đố thách thức cả người Việt. Chẳng hạn như câu hỏi dưới đây.

Cái gì lặn mà không lặn?

Câu đố tiếng Việt: Cái gì LẶN mà KHÔNG LẶN? - Đáp án cực dễ nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được! - Ảnh 1.

Nguồn: Nhanh Như Chớp

Ở câu hỏi này, dữ kiện được đưa ra chỉ có là "lặn mà không lặn", yêu cầu đi tìm một vật thể để thỏa mãn yêu cầu. Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi rằng: "Ủa trên đời này có cái gì lặn mà như không lặn được à?", "Cái gì mà kì cục, khó hiểu ghê!". Bên cạnh đó, đây là một câu hỏi đố chữ nên đáp án sẽ sẽ phụ thuộc vào những từ trong câu hỏi.

Thực chất, đáp án của câu hỏi này rất dễ, đó chính là: MẶT TRỜI.

Mặt Trời chính là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,8% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Nó là một hình cầu gần hoàn hảo, chỉ hơi dẹt khoảng chín phần triệu, có nghĩa đường kính cực của nó khác biệt so với đường kính xích đạo chỉ 10 km (6 dặm), bởi Mặt Trời tồn tại ở dạng trạng thái plasma và không rắn chắc do đó tốc độ quay (vận tốc góc) tại xích đạo nhanh hơn ở hai cực. Điều này được gọi là chuyển động không đồng tốc. Chu kỳ của chuyển động thực này xấp xỉ 25,6 ngày ở xích đạo và 33,5 ngày ở cực.

Câu đố tiếng Việt: Cái gì LẶN mà KHÔNG LẶN? - Đáp án cực dễ nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sở dĩ mặt trời lặn mà không lặn vì do sự khúc xạ ánh sáng của khí quyển nên đường đi của các tia sáng từ Mặt Trời đang lặn bị làm lệch nhiều gần đường chân trời, làm cho Mặt Trời lặn thiên văn biểu kiến xảy ra khi Mặt Trời đã khoảng một lần đường kính của nó ở phía dưới đường chân trời. 

Mặt Trời lặn không nên nhầm lẫn với hoàng hôn, theo nghĩa chính xác là thời điểm kết thúc của chạng vạng buổi tối khi bóng tối sụp xuống, với hoàng hôn thiên văn là lúc Mặt Trời đã xuống 18 độ phía dưới chân trời.

Nhưng dù sao đáp án cũng rất dễ đấy chứ, bạn có trả lời được câu hỏi này?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại