Câu chuyện sinh tồn của loài kiến và những điều "kẻ yếu" cần phải khắc cốt ghi tâm

MinhLupin |

Kiến tuy nhìn là loài vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng không một "thế lực" nào có thể hủy diệt được, kể cả con người. Điều gì khiến chúng có sức tồn tại cao đến như vậy?

Đó chính là bởi những phẩm chất, những cấu tạo hết sức đặc biệt của loài kiến, khiến chúng có thể tránh được mọi rủi ro, mọi nguy cơ và sức phát triển thì luôn luôn bền vững mặc dù có cấu tạo cơ thể rất nhỏ bé.

Mỗi chúng ta, không phải ai cũng có được sức mạnh, những điều kiện thuận lợi khi sinh ra, vậy cách "tồn tại" tốt nhất trong cuộc đời nếu bạn yếu ớt là gì ?

Hãy thử nghĩ bản thân mình là một chú kiến, và học tập những điều này từ chúng!

Quy tắc số 1: Kiến không có giá trị lợi dụng, nên không phải mục tiêu của những kẻ khác.

Câu chuyện sinh tồn của loài kiến và những điều kẻ yếu cần phải khắc cốt ghi tâm - Ảnh 1.

Tất nhiên rồi, chẳng loài vật nào muốn giết kiến để ăn thịt hay lợi dụng điều gì từ kiến cả, đó là điều kiện quan trọng để tồn tại.

Bài học: Trong cuộc sống, đừng bao giờ để lộ cho người khác thấy bạn có những điều họ không có, hãy kết bạn vừa phải, tránh những đối tượng có thể lợi dụng bạn.

Đó là điều kiện đầu tiên trong các bài học sinh tồn.

Quy tắc số 2: Kiến rất đông, nên ít có loài vật nào dám "dây" vào.

Câu chuyện sinh tồn của loài kiến và những điều kẻ yếu cần phải khắc cốt ghi tâm - Ảnh 2.

Đoàn kết chính là sức mạnh lớn nhất của kiến, rất hiếm khi chúng ta thấy một vài con kiến đi lẻ, mà thay vào đó chúng thường đi theo đàn, vì vậy ít có kẻ nào dám bén mảng tới gần.

Bài học: Hãy liên kết những người giống bạn, tạo thành tập đoàn, khi đó mặc dù bạn có là kẻ yếu trong xã hội, cũng chẳng ai dám bắt nạt bạn.

Quy tắc số 3: Kiến luôn có sự chuẩn bị lâu dài, không bao giờ "nước đến chân mới nhảy".

Câu chuyện sinh tồn của loài kiến và những điều kẻ yếu cần phải khắc cốt ghi tâm - Ảnh 3.

Các bạn có thấy rằng, khi món đồ ăn nào "hở ra" là cả đàn kiến đã lên bâu đầy hay không?

Đó chính là sự chuẩn bị lâu dài, ăn vào trong tính cách của kiến, kể cả thức ăn đang dư thừa, kiến cũng sẽ khuân những đồ ăn mới về tổ để dự trữ cho tương lai, và việc làm đó là không bao giờ dừng lại.

Bài học: Hãy luôn luôn tiết kiệm, dự trữ, có kế hoạch lâu dài cho tương lai. Chúng ta chỉ là những "kẻ yếu", mà "kẻ yếu" muốn tồn tại lâu dài thì luôn luôn phải có những sự tính toán, kèm theo đó là sự cần cù chắt bóp tích tiểu thành đại.

Quy tắc số 4: Cần cù, chăm chỉ, không bao giờ dừng lại.

Câu chuyện sinh tồn của loài kiến và những điều kẻ yếu cần phải khắc cốt ghi tâm - Ảnh 4.

Khi bạn chặn đường một con kiến, ngay lập tức nó sẽ quay đầu và tìm một con đường khác. Trừ khi nó bị thương hoặc sắp chết, bạn mới thấy 1 con kiến đi bộ, đó chính là đức tính hoạt động không ngừng, vô cùng chăm chỉ của loài kiến.

Bài học: Chúng ta không phải "kẻ mạnh", không có điều kiện hơn người thì phải cần cù chăm chỉ là tất nhiên, và thêm vào đó là luôn luôn cố gắng tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình, nếu tắc thì hãy chọn hướng khác, đừng bao giờ dừng lại.

Qui tắc số 5: Luôn luôn hoạt động "du kích", không bao giờ ló đầu ra nguy hiểm.

Câu chuyện sinh tồn của loài kiến và những điều kẻ yếu cần phải khắc cốt ghi tâm - Ảnh 5.

Khi bạn làm rớt đường hay mỡ ra bàn, tất nhiên ngay lúc ấy sẽ chẳng thấy con kiến nào lên đâu, bởi chúng hiểu lao vào ngay lập tức sẽ là nguy hiểm, mà sẽ chờ bạn ăn xong, đi ngủ rồi cả đàn mới lao ra thu "chiến lợi phẩm".

Bài học: Đã là "kẻ yếu" thì phải biết chờ đợi thời cơ, chúng ta không mạnh thì phải tránh những nguy hiểm ở mức tối đa, mồi ngon đến miệng thì cũng phải khéo léo mà ăn, không được vồ vập.

Đó là qui tắc sống còn cuối cùng!

Hiểu được 5 qui tắc này, chắc chắn bạn sẽ có sức sinh tồn mạnh mẽ trong cuộc đời, cũng như loài kiến nhỏ bé vậy, "kẻ yếu" không có nghĩa là kẻ thất bại.

Ảnh: Internet

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại