Ảnh: Cắt từ video trong bài
Rắn đuôi chuông là loài rắn độc bản địa của châu Mỹ, chúng phân bố rất rộng (từ phía nam Canada đến miền trung Argentina), với nọc độc nguy hiểm thì loài rắn này chính là một trong những mối đe dọa đáng sợ của con người.
Thế nhưng, giống như bất cứ sinh vật sống nào khác trên thế giới, chúng đều đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong mắt xích của chuỗi thức ăn nói riêng cũng như sự cân bằng sinh thái nói chung.
Vậy nhưng, có một cuộc thi lại khiến hàng ngàn con rắn đuôi chuông bị tiêu diệt.
Nhiều người tỏ ra thích thú với cuộc thi giết rắn đuôi chuông tập thể. Ảnh: Dodo
Cuộc thi này diễn ra thường niên tại Mỹ (nhất là ở Sweetwater, bang Texas) và đã kéo dài gần 60 năm nay, thậm chí nó được xem là một môn thể thao của lễ hội khi mọi người thi nhau săn lùng rắn đuôi chuông. Những con rắn sẽ bị dùng xăng để buộc phải chui ra khỏi nơi trú ẩn.
Tiếp đến chúng sẽ bị nhốt trong hộp nhiều tuần liền hay thậm chí cả tháng mà không được cho ăn hay uống để chúng dần kiệt sức, ghê rợn hơn nhiều con còn bị khâu miệng lại để chúng không thể cắn người.
Những con rắn sau đỏ bị đổ chung vào một khu vực được bao bọc bởi hàng rào sắt như đấu trường, những tiếng rít và tiếng rung chuông ở đuôi của hàng ngàn con rắn tạo nên một khung cảnh thê lương báo hiệu 1 cuộc thảm sát kinh hoàng diễn ra trong khoảng 4 ngày.
Máu của rắn đuôi chuông còn trở thành 'mực in' cho trẻ in dấu tay mình lên tường. Ảnh: Dodo
Jo-Anne McArthur - một nhà báo đã tận mắt chứng kiến cuộc thảm sát này ở Texas năm 2015 cho biết nhưng tiếng kêu từ đuôi rắn hay tiếng rít đã ám ảnh cô sau đó, chúng như những tiếng 'kêu gào' thảm thiết của hàng ngàn con rắn.
Cuối cùng người ta tổ chức một cuộc thi giết rắn ngay trước mắt nhiều người, kể cả trẻ em. Những con rắn có thể bị chặt đầu và máu của chúng còn bị dùng để làm 'mực' cho các đứa trẻ in dấu tay lên bước tường.
Nhà nghiên cứu Yet Melissa Amarello của tổ chức Bảo tồn Rắn (ASP) cho biết tuy có vẻ ngoài nguy hiểm nhưng rắn đuôi chuông lại sống "rất tình cảm" với đồng loại - chúng nuôi con của mình trong tổ hay chấp nhận những con rắn khác vào tổ của mình để sống chung.
Những con rắn bị thảm sát chỉ trong 4 ngày của lễ hội. Ảnh: Dodo
Những con rắn cái sẽ cùng đẻ chung 1 nơi và cùng nuôi dưỡng, bảo vệ đàn con này. Những cá nhân và nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật đã kêu gọi dừng hành vi thảm sát loài rắn đuôi chuông lại.
Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thì mỗi năm ở Mỹ có từ 7.000 đến 8.000 người bị rắn cắn nhưng chỉ có khoảng 10 người tử vong. Do đó hành động giết hại rắn đuôi chuông do lo ngại về sự nguy hiểm của chúng thực sự là không cần thiết.
Xem video:
Rùng rợn với cuộc thảm sát tập thể rắn đuôi chuông