Cảnh sát cơ động cứu em bé bị co giật trên sân Thiên Trường thừa nhận cần học thêm kiến thức về sơ cứu

M52 |

Trong khi dân mạng vẫn chưa thôi bàn luận, bản thân Đại uý Trần Đức Giảng cũng thừa nhận cách sơ cứu của mình là theo bản năng, cần rút kinh nghiệm để có thể xử lý tốt hơn nếu gặp trường hợp tương tự.

Sự việc các cảnh sát, công an Nam Định có hành động đẹp giúp cứu em bé bị co giật trên sân vận động Thiên Trường trong trận đấu giữa CLB Nam Định và CLB HAGL vẫn còn gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Người khen tấm lòng của các chiến sĩ đã giúp em bé thoát khỏi nguy hiểm. Nhưng cũng có nhiều chỉ trích cho rằng cách sơ cứu của các anh không đúng, có thể gây ra hậu quả.

Chia sẻ về điều này, Đại úy Trần Đức Giảng, người trực tiếp tham gia vào việc sơ cứu cho em bé bị co giật hôm ấy cho biết: "Tình huống rất cấp bách nên mình làm bằng vô thức, xử lý theo bản năng.

Mình nghĩ co giật thì sẽ có biểu hiện vô thức cắn lưỡi thì mình đưa ngón tay vào cho cháu có cắn thì cắn tay mình chứ không cắn vào lưỡi. Mình cũng chỉ cho cháu ngậm 1 phần nào đấy, cũng không cho hết ngón tay vào vì cổ họng sẽ nghẹn. Mình để ngón tay vào miệng cháu 1 khoảng nhất định và tay giữ cằm cháu".

Cảnh sát cơ động cứu em bé bị co giật trên sân Thiên Trường thừa nhận cần học thêm kiến thức về sơ cứu - Ảnh 1.

Đại úy Trần Đức Giảng (bên phải) và Trung sỹ Trần Thanh Hiếu được khen thưởng vì đã có hành động đẹp cứu em bé co giật trên sân Thiên Trường. Mẹ cháu bé cũng đã có mặt để gửi lời cảm ơn vì sự cứu giúp kịp thời của các anh.

Anh Giảng cũng cho biết, lực lượng làm công tác an ninh trên sân Thiên Trường hôm ấy không có bộ đàm nên phải chỉ huy bằng miệng. Tình huống của cháu bé rất nguy cấp nên không thể chờ người đi gọi bác sĩ, anh cùng đồng đội Trần Thanh Hiếu đành vừa bế cháu vừa chạy đến khu vực có xe cứu thương.

"Từ sự việc lần này, mình nói thật là mình cũng phải học thêm về một số kiến thức cơ bản, mình cũng phải xem thêm lại về cách sơ cứu để có tình huống tương tự xảy ra như thế thì sẽ xử lý tốt hơn", Đại úy Trần Đức Giảng rút ra bài học kinh nghiệm sau sự cố trên sân Thiên Trường.

Đồng thời, anh cũng khuyên các bậc phụ huynh khi đưa con đến những nơi đông người, không khí ngột ngạt, áp lực thì cần tìm những nơi thoáng hơn, không để vào chung khu vực ngột ngạt vậy: "Phụ huynh có thể tìm khu vực thoáng, cho con lên hẳn đằng trước thì để cho trẻ vừa dễ xem vừa có không khí".

Việc các chiến sĩ cảnh sát cơ động, công an Nam Định tham gia cứu em bé trên sân vận động Thiên Trường là hành động tốt đẹp cần được ghi nhận và lan toả. Tuy nhiên, những người làm công tác sơ cứu cũng cần bổ sung thêm kiến thức để có thể xử lý khoa học hơn.

theo Trí Thức Trẻ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
  •  
     
     
     
  •  
     
     
     
  •  
     
     
     
  •  
     
     
     
  •  
     
     
     
 
 
Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Email: btv@soha.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
Điện thoại: 024 7309 5555

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
Email: giaitrixahoi@admicro.vn
Hỗ trợ & CSKH:
Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Tel: (84 24) 7307 7979
Fax: (84 24) 7307 7980
Chính sách bảo mật

Chat với tư vấn viên