Cành me trĩu quả, các chị em đua nhau mua về cắm đón gió lạnh đầu đông, chơi xong lấy ra ngâm rượu

Như Ca |

Theo trào lưu cắm những cành quả lạ, me rừng giờ đã được cắm trong những chiếc bình rất đẹp.

Không chỉ là món quà ăn vặt, gần đây, me rừng còn trở thành thú chơi để chị em Hà thành trưng bày, trang trí nhà. Gần đây, trên chợ mạng, những cành quả me rừng tươi rói được rao bán với giá từ 99.000 - 180.000 đồng/set (3-5 cành).

Cành me trĩu quả, các chị em đua nhau mua về cắm đón gió lạnh đầu đông, chơi xong lấy ra ngâm rượu - Ảnh 1.

Cũng giống nhiều nhiều loại cành quả đang được các chị em mua cắm, cắm cành quả me rừng vừa giúp trang trí nhà, vừa có thể sử dụng quả khi chơi xong. Quả me rừng có thể ngâm rượu uống hoặc có thể cắt thành miếng hoặc khía xung quanh quả rồi dầm muối ớt để thưởng thức vị lạ. 1 bình me rừng có thể chơi trong 2 tuần và cành quả rất sai, đung đưa trong gió nhẹ.

Chị Quỳnh (một người bán hoa ở Hà Nội) cho biết trên VTC News, mọi năm thường nhờ người quen lấy giúp quả me rừng chữa ho. Tuy nhiên, năm nay chị được gợi ý lấy cành quả me về bán để cắm trang trí nhà. Cành quả me chị Quỳnh bán dài khoảng 80-100cm, giá bán 99.000 đồng/set 5 cành. Chị Quỳnh gom đơn trước khoảng 2-3 ngày rồi mới trả hàng.

Cành me trĩu quả, các chị em đua nhau mua về cắm đón gió lạnh đầu đông, chơi xong lấy ra ngâm rượu - Ảnh 2.

Cành quả me rừng có thể cắm chơi khoảng 2 tuần với những cành quả còn xanh, nếu cắm cành quả già thì quả sẽ tự rụng khi chín.

Khi cắm cành me rừng thường phải tuốt gần hết lá, chỉ để vài lá ở ngọn, chủ yếu chơi cành còn trơ quả. Lá me thường trút rất nhanh, nếu chị em nào không ngại dọn khi lá rụng thì có thể cắm nguyên cả lá.

Cành me trĩu quả, các chị em đua nhau mua về cắm đón gió lạnh đầu đông, chơi xong lấy ra ngâm rượu - Ảnh 3.

Quả me rừng còn được gọi là quả quả mắc kham là một quả dại sống ở vùng núi Tây Bắc. Quả có hình cầu, màu xanh, khi chín hơi vàng nhạt, có vị chua chua, chát chát, hơi đăng đắng, sau khi nuốt để lại vị ngọt đầu lưỡi và cổ họng. Vào những phiên chợ tháng 9 và tháng 10 ở Cao Bằng, quả mắc kham được nhiều người bày bán và nhiều người đến chợ mua loại quả này.

Tại Tây Bắc, người dân sẽ dùng quả mắc kham để ăn còn dùng cả thân cây, lá, rễ cây để chữa bệnh. Quả mắc kham sẽ được rửa sạch, sau đó ướp với muối và cất đi ăn dần. Người Tây Bắc sẽ ăn quả mắc kham muối với cơm hàng ngày.

Cành me trĩu quả, các chị em đua nhau mua về cắm đón gió lạnh đầu đông, chơi xong lấy ra ngâm rượu - Ảnh 4.

Mắc kham có rất nhiều công dụng như kháng viêm, tiêu viêm, tiêu đờm, bổ phế, trị mất ngủ, trị tiêu chảy, kiết lỵ. Tuy vậy, giờ đây cành me rừng hay mắc kham lại có thêm 1 công dụng mới đó là làm cảnh và bày trí trong nhà. Màu vàng xanh của quả mắc kham khiến nhiều người cảm thấy không khí thu thật tuyệt vời khi có cành me rừng trong nhà.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại