"Cánh cổng đi vào thế giới ngầm" của Trái Đất là đây!

Cẩm Mai |

Hố Batagaika ở Siberia được gọi là "Cánh cổng đi vào thế giới ngầm". Người dân địa phương rất sợ khi phải đi đến gần cái hố rộng lớn đó.

Hố Batagaika rộng lớn xuất hiện lần đầu cách đây 25 năm giữa Siberia lạnh giá có thể "bật mí" những bí ẩn về quá khứ hành tinh chúng ta và tiết lộ về tương lai.

Hố Batagaika còn được gọi là hố Batagaika Megaslump dài 1 km và sâu 90m. Trận lụt lớn năm 2008 làm hố mỗi năm sâu thêm 20m.

Cánh cổng đi vào thế giới ngầm của Trái Đất là đây! - Ảnh 1.

Vách hố Batagaika .

Khi hố tạo thành vùng đất trũng và vẫn tiếp tục trũng xuống thêm là dấu hiệu cho thấy rõ nhiệt độ đang nóng lên làm tan đất đóng băng nên các lớp đất bên trên và bên dưới không liên kết với nhau.

Các nhà khoa học cho rằng dấu hiệu này rất quan trọng để nghiên cứu sự thay đổi xung quanh, bên trong hố và biến đổi khí hậu.


Cái hố hình thành vào thập niên 60, khi một khoảng rừng bị mất đi, đất bị sụt xuống.

Nhiều nhà nghiên cứu coi hố Batagaika là dấu hiệu cho thấy tỷ lệ nhiệt độ tăng lên trên thế giới. Những cái hố nhỏ xuất hiện như vượt qua bắc bán cầu.

Đất đóng băng tan ra cho thấy nỗi lo sợ lớn nhất của nhân loại là hố chứa đựng trữ lượng lớn chất methane - loại khí hiệu ứng nhà kính gây hại hơn chất khí carbon dioxide.

Nếu đất đóng băng tan ra thì sẽ bắt đầu một quá trình kéo dài sau khi khí hậu tăng thêm 4 độ C, hành tinh chúng ta sẽ đi vào tình trạng rất đáng lo ngại và khó mô tả,

Cánh cổng đi vào thế giới ngầm của Trái Đất là đây! - Ảnh 3.

Ảnh chụp từ trên cao xuống cho thấy đất đóng băng còn lại trong hố không nhiều.

Các nhà khoa học đang cố gắng làm cho các lớp đất đóng băng lại cùng lúc với tan chảy và thu thập các mẫu cây và đất.

Các mẫu thu thập sẽ được so sánh với dữ liệu cây và đất ở Greenland, Trung Quốc và Nam Cực. Dữ liệu về đất và cây cổ xưa sẽ làm tái hiện lại lịch sử Trái Đất.

Giáo sư địa chất Julian Murton thuộc trường ĐH Sussex (Anh) vừa đi tham quan hố Batagaika để nghiên cứu vách hố, lấy nguồn thông tin địa chất mới về quá trình lịch sử cách đây 200.000 năm.

Ông nhận thấy hố Batagaika có thể cho biết về những điều xảy ra trong quá khứ và tương lai. Khí hậu ấm lên làm đất đóng băng tan ra nhiều hơn và hiệu ứng nhiệt lượng đá vôi. Đất càng sụt xuống càng tạo thành rãnh sâu, mặt đất càng bị xói mòn.

Giáo sư Julian Murton đã thấy bằng chứng về nhiệt lượng trong những thập kỷ gần đây ở bắc bán cầu về phạm vi mở rộng và cường độ.

Tuy nhiên, trước khi băng ở Siberia tan chảy nghiêm trọng thì đôi khi nhiệt độ vẫn hạ xuống -68 độ C.

Hố Batagaika bị coi là nơi lạnh nhất hành tinh, sánh ngang với Oymyakon, cũng ở Siberia - là nơi lanh nhất thế giới không có người sinh sống.

Rất tiếc, giáo sư Julian Murton cho biết: ông chưa thấy con đường hầm bí mật nào dẫn vào thế giới ngầm, chỉ thấy đất đá trong hố được gọi là "Cánh cổng đi vào thế giới ngầm".

Nguồn: Message to Eagle

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại