Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng: Lớp băng khổng lồ trên đảo băng Pine ở Nam Cực có khả năng trải qua quá trình tan chảy nhanh chóng, mang một lượng băng "khổng lồ" đổ ra biển khiến mực nước biển tăng cao.
Điều này có thể "báo động" cho hàng loạt thành phố lớn nhỏ trên thế giới, đặc biệt là những thành phố ven biển như New York, London và Sydney rất có thể bị nước biển "chiếm đóng" phần lớn lãnh thổ.
Đảo băng Pine là một đảo băng lớn nhất ở Tây Nam Cực, đang chịu tác động mạnh nhất từ sự thay đổi trên bề mặt, dẫn đến hiện tượng "mất băng".
Đảo băng Pine là một đảo lớn nhất trong số các đảo băng nằm ở rìa Tây Nam Cực, đã có những thay đổi "chóng mặt" trong một vài năm gần đây.
Năm 2015, một tảng băng trôi khổng lồ có kích thước gần 583 km2, tách ra khỏi sông băng ở Nam Cực. Ban đầu không ai phát hiện ra cho đến khi các nhà khoa học tại Đại học Ohio (Mỹ) thử nghiệm một chương trình và vô tình phát hiện ra nó qua những hình ảnh chụp từ vệ tinh.
Các hình ảnh là bằng chứng cho thấy sự rạn nứt đã được hình thành trên tảng băng từ năm 2013. Qua hai năm di chuyển, nó cuối cùng cũng phá vỡ bề mặt liên kết và tạo thành tảng băng trôi nổi vào năm 2015.
Những sông băng xung quanh cũng có dấu hiệu tan chảy, đứt gãy các trên bề mặt.
Tiến sĩ Ian Howat, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết tảng băng là minh chứng về sự biến đổi thất thường của lượng băng ở Nam Cực.
Và câu hỏi khi nào thì băng sẽ tan chảy ở Tây Nam Cực, nơi chứa đựng phần lớn băng ở Nam Cực đang trở thành một mối quan ngại lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
"Từ sự tách rời nhanh chóng của tảng băng khổng lồ trên cho chúng ta thấy khả năng về sự sụp đổ đáng kể của Tây Nam Cực."
Tương tự với hiện tượng băng tan ở đảo Pine, số lượng băng phát tán vào đại dương ở đảo Greenland, nơi các lớp băng ngầm bắt đầu tan và khu vực Tây Nam Cực là ngang nhau. Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy sự biến đổi mạnh mẽ của các tảng bảng lớn ở Nam Cực.
Tiến sĩ Howat cho biết: "Rạn nứt thường được hình thành ở bên lề của một tảng băng, nơi mà băng mỏng nhất và dễ bị "cắt" thành nhiều mảnh nhỏ. Tuy nhiên, sự thay đổi mới nhất trên sông băng đảo Pine là do một sự rạn nứt có nguồn gốc từ trung tâm của tảng băng và lan truyền ra phía rìa ngoài."
Điều này ngụ ý rằng có một cái gì đó đã làm suy yếu phần trung tâm của tảng băng, rất có thể là đại dương đang nóng lên. Dựa trên độ dày của băng, một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự tan chảy các thềm băng do nước ấm gây ra sẽ làm các lớp băng vỡ ra nhanh hơn các dự đoán trước đây.
Nhiều thành phố lớn trên thế giới sẽ mất phần lớn diện tích và nhiều thiệt hại nghiêm trọng từ hiện tượng nước biển dâng cao.
Các nhà khoa học cho biết nhiều khả năng sông băng đảo Pine sẽ tiếp tục nhỏ dần, mỏng dần và trôi đi mất.
Bởi vì phía dưới của Tây Nam Cực nằm dưới mực nước biển, nước biển có thể "xâm nhập" xa hơn đất liền, mà không bị nhìn thấy. Điều này thực sự đáng lo ngại cho cho các dòng sông băng xung quanh.
Gần sát đảo băng Pine là sông băng Thwaites (chiếm tới 10% lượng băng của Tây Nam Cực) cũng đang có "dấu hiệu" tan chảy và nếu điều đó xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn và phá hoại nhiều thứ ở khu vực Tây Nam Cực.
Ngày tận thế là có thật?
Nếu toàn bộ băng tan ở Tây Nam Cực, mực nước biển có thể dâng cao đến gần 3 mét, "báo động" nhấn chìm các thành phố lớn trên thế giới, trong đó có New York, London và Sydney.
Những thành phố lớn như London, New York và Sydney cũng không tránh khỏi "thảm họa" này.
Băng tan không chỉ làm cho mực nước biển dâng cao mà còn còn làm thay đổi các dòng hải lưu trên đại dương và gây ra biến đổi thời tiết, mang đến các đợt hạn hán và giông bão lớn, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của con người và nhiều loài động thực vật trên thế giới.
Các nhà khoa học ở Anh và Mỹ cũng đang hợp tác chương trình khoa học nghiên cứu những biến đổi bất thường ở Nam Cực từ biến đổi khí hậu để có thể đưa ra những kết luận chính xác và cảnh báo kịp thời tới những quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất.
Ảnh/Nguồn: Dailymail