Canada đưa sang Việt Nam hàng chục nghìn tấn mặt hàng quan trọng với giá cực rẻ: Nhập khẩu tăng hơn 1.900%, Trung Quốc cấm xuất khẩu khiến toàn cầu khan hàng

Như Quỳnh |

Ngoài Canada, Israel cũng tăng xuất khẩu mặt hàng này đến Việt Nam hơn 5.000% trong 5 tháng đầu năm.

Canada đưa sang Việt Nam hàng chục nghìn tấn mặt hàng quan trọng với giá cực rẻ: Nhập khẩu tăng hơn 1.900%, Trung Quốc cấm xuất khẩu khiến toàn cầu khan hàng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trung Quốc đã đưa ra lệnh hạn chế xuất khẩu ure trong năm vừa qua khiến phân bón trở thành một trong những mặt hàng biến động mạnh nhất trong 2 năm trở lại đây, sau "cú sốc" từ xung đột giữa Nga và Ukraine.

Là nhà sản xuất ure lớn nhất thế giới, Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 nguồn cung phân bón gốc nitơ trên toàn cầu, đây là loại phân bón rất quan trọng cho việc trồng trọt. Việc Trung Quốc cấm xuất khẩu đã tạo ra làn sóng tìm kiếm nguồn cung thay thế, đồng thời cũng tạo ra cơ hội lớn cho các đối thủ phân bón nói chung và ure nói riêng của Trung Quốc xuất khẩu với giá cạnh tranh.

Tại Việt Nam, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2024 cả nước nhập khẩu 531.849 tấn phân bón, tương đương 176,64 triệu USD, tăng 7,4% về lượng, tăng 8,3% kim ngạch so với tháng trước đó. Giá trung bình 332,1 USD/tấn, tăng 0,8%.

Canada đưa sang Việt Nam hàng chục nghìn tấn mặt hàng quan trọng với giá cực rẻ: Nhập khẩu tăng hơn 1.900%, Trung Quốc cấm xuất khẩu khiến toàn cầu khan hàng- Ảnh 2.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 2,12 triệu tấn, trị giá đạt 681,9 triệu USD, tăng 64,6% về khối lượng, tăng 48,8% về kim ngach so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình đạt 321,4 USD/tấn.

Bên cạnh 3 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Nga và Lào, xuất hiện 2 quốc gia đang tăng mạnh xuất khẩu mặt hàng này đến Việt Nam là Canada và Israel.

Canada đưa sang Việt Nam hàng chục nghìn tấn mặt hàng quan trọng với giá cực rẻ: Nhập khẩu tăng hơn 1.900%, Trung Quốc cấm xuất khẩu khiến toàn cầu khan hàng- Ảnh 4.

Cụ thể, Canada là nhà cung cấp phân bón lớn thứ 5 của Việt Nam kể từ đầu năm đến nay với 91.264 USD/tấn, trị giá đạt hơn 29,7 triệu USD, tăng mạnh 1.900% về lượng và tăng 1.152% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân đạt 325 USD/tấn, giảm 38% so với năm trước.

Theo sát Canada là thị trường Israel với 78.385 tấn, tương đương hơn 28,4 triệu USD, tăng mạnh 5.800% về lượng và tăng 1.290% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu đạt 363 USD/tấn, giảm 76% về giá so với 1.543 USD/tấn vào 5 tháng đầu năm 2023.

Canada và Israel đều là 2 ông lớn của ngành phân bón thế giới. Là một ngành sản xuất phát triển mạnh, sản xuất phân bón tại Canada đừng thứ 4 trên thế giới về mặt sản lượng. Canada có tài nguyên quặng kali lớn nhất trên thế giới, sản lượng phân kali của Canada cũng cao hơn tất cả các nước khác. Những trung tâm sản xuất phân bón chính tại Canada là Ontario, St Lawrence và vùng Prairie.

Đối với Israel, quốc gia này chiếm khoảng 6% tổng sản lượng kali toàn cầu. Nước này cũng là nước xuất khẩu kali lớn thứ tư trên toàn cầu, sau Canada, Nga và Belarus, cung cấp khoảng 8% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu vào năm 2022.

Hiện Việt Nam đang cân nhắc áp thuế 5% đối với mặt hàng phân bón. Cụ thể, Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) đã đưa phân bón thành mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), với mức thuế 5%, trong khi luật hiện hành đang là đối tượng không chịu thuế.

Theo các chuyên gia, phân bón là một trong những hàng hóa đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp, là hàng hóa sử dụng thiết yếu, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, đặc biệt là người nông dân sẽ chịu tác động lớn bởi quy định này.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, những ý kiến khác nhau về quy định áp thuế VAT 5% đối với phân bón sẽ được Bộ tiếp thu, xin ý kiến và sẽ đánh giá lại tác động một lần nữa, sau đó trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2024.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại