"Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận"

Chi Mai |

GS. Trần Ngọc Thêm không ngần ngại gọi những giá trị mà chúng ta vẫn tự hào lâu nay – sự cần cù và hiếu học – là “huyền thoại".

Ông đã có cuộc trò chuyện với Vietnamnet, lý giải vì sao ông lại “chỉ mặt đặt tên” như vậy. Ông cũng chia sẻ những nghiên cứu sâu hơn về giáo dục cũng như những giá trị của cá nhân trong thời kỳ mới.

“Không thể tự khen là cần cù được”

Cần cù và hiếu học lâu nay được xem là niềm tự hào của người Việt chúng ta. Nay ông kết luận rằng những phẩm chất này chỉ là huyền thoại thì quả là một cú sốc...

- Nếu chỉ là một công dân, đúng là tôi cũng nghĩ rằng cần cùhiếu họclà những phẩm chất đáng tự hào vì hầu như đâu đâu và ai ai cũng nói như vậy. Và có lẽ sẽ có cảm giác bất bình với kẻ dám kết luận rằng những phẩm chất này chỉ là huyền thoại.

Nhưng tôi là nhà khoa học và người làm khoa học thì phải có trách nhiệm đi tìm sự thật và tôn trọng sự thật.

Vậy thì về mặt khoa học, sự thật này như thế nào?

- Cần cù, hiếu học thường được xem là những phẩm chất chung của Đông Á. Cùng là cần cù, hiếu học nhìn bề ngoài thấy giống nhau, thực ra là giữa Việt Nam với Đông Bắc Á rất khác nhau.

Mọi phẩm chất của con người đều là do hoàn cảnh sống tạo nên. Điều kiện tự nhiên Đông Bắc Á rất khắc nghiệt nên người Đông Bắc Á thật sự cần cù − Nhật Bản, Hàn Quốc là những điển hình của đức tính cần cù ấy.

Còn Việt Nam và Đông Nam Á là khu vực vốn được thiên nhiên ưu đãi nên không thể có phẩm chất ấy.

Sở dĩ lâu nay các học giả Việt Nam và cả nhiều người nước ngoài nghĩ rằng người Việt cần cù là do bị đặc điểm của nghề trồng lúa nước đánh lừa.

Trồng lúa nước là nghề mang tính thời vụ rất cao. Gặp lúc gieo cấy hay vào vụ gặt thì hình ảnh dễ thấy là người nông dân Việt đầu hôm sớm mai bán mặt cho đất, bán lưng cho trời – đúng là cần cù thật. Nhưng xong việc thì lại chơi.

Khoảng thời gian giữa cấy và gặt rất dài, là lúc chúng ta nghỉ ngơi, ăn chơi liên miên: “Tháng giêng là tháng ăn chơi/ Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè/ Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm...”.

Bây giờ vẫn thế. Con người nông dân đi vào công sở, cộng với tổ chức quản lý kém..., nên người Việt về cơ bản vẫn ham chơi bời, lễ hội, đàn đúm, “buôn dưa lê” và nhậu nhẹt. Nên mới có tình trạng 30% công chức sáng cắp ô đi tối cắp ô về.

Ở một dân tộc cần cù thì các quán cà phê sẽ không đông khách đến tận 9 - 10h sáng, và buổi chiều thì từ 4h chiều trở đi các quán nhậu sẽ không nghẹt cứng hết cả như ở Việt Nam. Mà số lượng các quán cà phê và quán nhậu ở các thành phố Việt Nam thì rất nhiều.

Ở các đô thị Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… đều không có nhiều quán ăn chơi đến thế và không đông khách quanh năm suốt ngày đến thế.

Người Việt Nam có ham ăn đến thế không? Không hề. Đấy là ăn chơi, ăn để chơi chứ không phải ăn để làm việc. Tất nhiên là sống thì phải có ăn có chơi nhưng ham ăn chơi như thế thì không thể tự khen là cần cù được!

Hiếu học là sự ngộ nhận

Còn sự hiếu học thì sao, thưa ông? Tại sao ông cho rằng nó là huyền thoại chứ không phải là thực tại?

- Hiếu họccũng được xem là một giá trị truyền thống của văn hóa Á Đông. Song cần phải phân biệt hiếu học với hiếu danh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại