Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành "vàng đen"

Trọng Hiếu |

Lõi ngô - một loại phế phẩm nông nghiệp tưởng chừng bỏ đi đang được nhiều doanh nghiệp tận dụng để tạo ra một loại than cho nhiệt năng cao, sinh ra ít khí thải, được đem xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 1.

Nhằm tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp bỏ đi, đồng thời khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, thay vì các loại than tổ ong, than củi thông thường, nhiều đơn vị đã nghiên cứu, sản xuất than bánh và thanh nhiên liệu từ lõi ngô cho nhiệt năng cao.

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 2.

Theo số liệu của tổng cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng 800.000 ha ngô. Quá trình chế biến nông sản đã thải ra môi trường khoảng 1 triệu tấn lõi ngô mỗi năm.

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 3.

Lượng lõi ngô này mới được người dân sử dụng một phần làm chất đốt, một phần rất nhỏ được dùng để trồng nấm, còn lại chủ yếu thải bỏ ra ngoài vệ đường, dòng suối gây ô nhiễm môi trường.

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 4.

Nhận thấy nguồn nguyên liệu dồi dào bị lãng phí, nhiều đơn vị doanh nghiệp tại Mộc Châu, Sơn La đã tận dụng, chế biến thành than lõi ngô cho nhiệt lượng cao.

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 5.

Lõi ngô sau khi thu gom từ các xưởng xay xát sẽ đem nghiền nhỏ và trộn với một số phụ gia để đóng thành bánh than. Hoặc lõi ngô sau khi nghiền nhỏ được cho vào máy ép tạo thành những thanh củi lõi ngô (tương tự củi trấu).

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 6.

Quá trình đóng bánh và ép sẽ tạo ra một lực lớn, làm cho khối lượng riêng tăng lên, việc trộn thêm các phụ gia sẽ làm tăng độ cháy và làm cháy hoàn toàn, không tạo ra khí thải độc hại.

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 7.

Những thanh củi lõi ngô với đường kính khoảng 5 cm, dài 50 cm.

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 8.

Sau khi ép và cắt thành từng thanh, than lõi ngô được đưa vào lò, nung ở nhiệt độ cao để cho ra thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 9.

Được biết, sản phẩm than này có nhiệt lượng từ 7.000 đến 8.500 calo/kg, cao hơn một số loại than cám, than bùn, than non và một số loại than đang khai thác tại các mỏ than Suối Bàng, Mường Lựm, Tô Pan... trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 10.

Thời gian cháy của 1kg than này có thể kéo dài 200 phút, khi cháy không có khói và mùi. Hàm lượng carbon trong than sinh học có thể đạt từ 75 đến 85%.

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 11.

Ngoài khả năng cháy tốt, nhiệt lượng cao, ít khói bụi, ít khí thải độc hại, sản xuất chất đốt từ lõi ngô còn góp phần giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là giải pháp không chỉ tạo ra nguồn chất đốt mới có nhiệt lượng cao thay thế than đá mà còn giải quyết được lượng phế thải lõi ngô.

Cận cảnh quá trình biến lõi ngô thành vàng đen - Ảnh 12.

Hiện nay, than từ lõi ngô đã được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, ngoài ra sản phẩm thanh ép nhiên liệu đốt và than sinh học còn có các khách hàng tiềm năng là những cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm sản có sử dụng hệ thống nhiệt, lò hơi hoạt động dân sinh...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại