Núi lửa Etna ở đảo Sicily (Italy) mới đây “thức giấc” vào sáng sớm 19/12, phun cột tro bụi và dung nham. Những hình ảnh cho thấy rõ cảnh núi lửa 700.000 năm tuổi, hoạt động mạnh nhất và nổi tiếng nhất châu Âu phun chảy dung nham đỏ rực. M
ỗi năm, Etna sản sinh lượng dung nham đủ để lấp đầy một tòa nhà cao 108 tầng, hàng tấn đất đá đổ khắp đảo Sicily. Nhiệt độ bên trong núi lửa được cho là khoảng 1.000 độ C hay 1.832 độ F. Dù phần lớn thời gian Etna ngủ yên trong suốt hai năm qua, các vụ phun trào nếu xảy ra sẽ kéo dài trong vài ngày và thậm chí vài tuần.
Mỗi năm, Etna cũng sản sinh khoảng 7 triệu tấn hơi nước, carbon dioxit và lưu huỳnh dioxit. Hình ảnh núi lửa phun trào được chụp ở vị trí cách đó khoảng vài km. Núi lửa Etna nằm trên bờ biển phía đông của quần đảo Sicily, nơi sinh sống của hơn 5 triệu người và cũng là một trong những hòn đảo đông dân cư nhất ở Địa Trung Hải.
Một cột khí khổng lồ hình thành phía trên ngọn núi lửa khi nó phun trào. Hoạt động phun trào vẫn tiếp diễn ở miệng phía đông.
Núi lửa Etna là một trong những điểm hấp dẫn nhất đối với khách du lịch khi tới vùng Sicily, thu hút hàng chục nghìn người mỗi năm.
Đứng cách xa Etna vài km vẫn có thể nhìn thấy dung nham đỏ rực khi nó vẫn tiếp tục phun trào. Khi dung nham hóa lạnh, nó có thể hình thành một dạng đá lửa ở bên cạnh ngọn núi.
Đám mây khí lan rộng khắp khu vực núi Etna. Lần cuối cùng, núi lửa Etna đe dọa các ngôi làng ở gần đó là trong lần phun trào năm 1992, khi dung nham đổ xuống thị trấn Zafferana, nơi sinh sống của 7.000 người.
Khi núi lửa Etna phun trào, bầu trời tràn ngập các vì sao, tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp. Lần phun trào mạnh nhất hiện đã suy yếu nhưng miệng núi lửa ở khu vực Bocca Nuova và Cratere di Nordest vẫn hoạt động.
Etna, cao 3.330 m, là ngọn núi lửa cao nhất trên lục địa châu Âu. Đứng từ xa vài mét, người ta vẫn có thể nhìn thấy Etna.