Về sau, một con kênh được xây dựng nối liền vết hõm với con sông gần đó để nước chảy vào, tạo thành hồ Chagan - một điểm đến thu hút nhiều du khách hiện nay.
Hồ Chagan còn có tên gọi khác là hồ Nguyên tử (Atomic Lake). Sau khi hồ Chagan được hình thành, người Nga đã rất tự hào về công trình.
Thậm chí trong đoạn clip, có thể thấy Bộ trưởng Bộ Xây dựng còn ngâm mình dưới lòng hồ. Nước trong hồ còn được sử dụng để cho gia súc gia cầm trong khu vực uống.
Tuy nhiên, sau này khi đo lường chính xác, nước trong hồ Chagan được xác định vẫn còn chứa chất phóng xạ cao gấp 100 lần mức cho phép.
Cột khói khổng lồ từ vụ nổ hạt nhân. Ảnh cắt từ clip.
Vụ thử nghiệm tạo hồ chứa nước bằng bom hạt nhân nằm trong chương trình "Nổ hạt nhân vì kinh tế quốc gia" (Nuclear Explosions For The National Economy) nhằm kiểm tra khả năng tạo và phát triển công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Hồ Chagan là vụ thử nghiệm đầu tiên trong chương trình. Sau đó, Liên bang Xô viết tiếp tục thực hiện thêm ít nhất 156 lần thử hạt nhân khác, thực hiện chính sách trên cho đến năm 1989.
Chương trình sử dụng bom hạt nhân vì mục đích hòa bình
Nổ hạt nhân hòa bình (PNE) là chương trình dùng đầu đạn hạt nhân phục vụ cho mục đích phi quân sự, được cả Mỹ và Nga áp dụng vào giữa thế kỷ 20.
Mỹ đã thành lập chương trình đó với tên gọi Plowshare Program vào năm 1957, thực hiện 27 lần thử PNE trong khoảng thời gian kéo dài từ tháng 12/2961 đến tháng 5/1973, trước khi chương trình bị cho ngừng hoạt động trong năm 1975.
Trong khi đó, giữa những năm 1960, Xô Viết cũng bắt đầu dự án PNE riêng với tên gọi "Nổ hạt nhân vì kinh tế quốc gia", hay còn được gọi là "Program 7", với hi vọng cho kích nổ bom hạt nhân dưới lòng đất nhằm tìm ra nguồn tài nguyên thiên nhiên mới như khí tự nhiên, dầu mỏ.