Lễ rước kiệu Ngọc Lộ mang ý nghĩa tâm linh là rước Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông về bái tổ tiên triều và dự nghi lễ thờ thủy tổ dòng họ. Nghi lễ cũng mang ý nghĩa tri ân công đức các bậc tiên tổ, dung hòa các tôn giáo, tín ngưỡng và giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu. Ảnh:
Đoàn rước kiệu Ngọc Lộ với khoảng 200 người, đi đầu là đoàn cờ ngũ sắc, nghi trượng, dàn bát âm, tiếp đến là kiệu sứ giả và cuối cùng là các phật tử tụng kinh. Ảnh:
Đoàn rước kiệu Ngọc Lộ xuất phát từ đền Trần tới Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp), sau khi rước chân nhang, đoàn rước quay trở về đền Trần và tiếp tục thực hiện nghi lễ tại đền Thiên Trường. Ảnh:
Ông thủ từ đền Trần vào thượng điện chùa Tháp - nơi thờ đức vua Trần Nhân Tông - làm lễ xin rước bát hương ra kiệu để về đền Thiên Trường nhằm bái tổ, tri ân công đức của các bậc tiền nhân. Ảnh:
Sau khi rước chân nhang, đoàn rước quay trở về đền Trần và tiếp tục thực hiện nghi lễ tại đền Thiên Trường - nơi diễn ra Lễ khai ấn đền Trần đêm 14 tháng Giêng. Ảnh:
Ngày 4/2/2023 (tức ngày 14 tháng Giêng) từ 22h15 đến 22h40 thực hiện nghi lễ dâng hương, từ 22h40 đến 23h10 tổ chức nghi lễ rước Kiệu ấn, từ 23h15 thực hiện nghi lễ Khai ấn. Ảnh:
Ngày 5/2 (tức ngày 15 tháng Giêng) từ 2h thực hiện lễ hồi Kiệu ấn, từ 5h tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương tại 4 điểm gồm 3 nhà Giải Vũ và nhà trưng bày Đền Trùng Hoa. Ngày 6/2 (tức ngày 16 tháng Giêng) tổ chức tế, lễ tiết Thượng nguyên, tế tiên tổ Vương triều Trần và thực hiện lễ dâng chúc văn hoàn cung. Ảnh:
Mặc dù chưa khai hội, đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tới đền Trần hành lễ, vãng cảnh. Ảnh:
Trong các ngày diễn ra Lễ hội Khai ấn, tại khu vực Đền Trần cũng diễn ra các hoạt động hội truyền thống gồm múa lân, rồng, hát chèo, chầu văn, múa rối nước, chọi gà, đấu vật, biểu diễn võ thuật. Ảnh: