Ở một góc nhỏ bên trong Vườn Thực vật Hoàng gia Kew, Anh, cá thể duy nhất còn lại trên Trái Đất từ thời khủng long, cây tuế lặng lẽ đứng một mình suốt hàng trăm triệu năm nay.
Được mệnh danh là cây cô đơn nhất thế giới, không chỉ vì tuổi đời mà cây tuế này là cây đực và hiện chưa tìm được cây khác giới để sinh sản.
Cây cô đơn có tên khoa học là E. Woodii, từng là nơi trú ngụ của khủng long và các sinh vật xa xưa.
Khi khám phá rừng Ngoya ở Nam Phi vào năm 1895, chuyên gia John Medley Wood, lúc đó là người quản lý Vườn bách thảo Durban, tình cờ gặp được một cá thể cây E. Woodii.
Cây cao to, ngoại hình giống như cây cọ, với những chiếc lá trông giống như dương xỉ, đã xuất hiện từ thời kỳ kỷ Jura, hơn 200 triệu năm trước. Người ta đặt theo tên người phát hiện ra nó, Encephalartos woodii.
Vào thời điểm đó, gần 20% đất đai trên hành tinh bao phủ bằng những cây cao to này, cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho nhiều loài khủng long như Pterodactyls, Tyrannosaurus rex và brachiosauruses.
Khi khí hậu và động vật phát triển, các loài thực vật xung quanh chúng cũng vậy, và chẳng mấy chốc E. woodiis và các cây khác bắt đầu biến mất. Cuối cùng, chỉ còn lại một cá thể trên Trái Đất mà khi Wood tình cờ gặp nó.
Ngày nay, E. woodii hoàn toàn tuyệt chủng trong tự nhiên, và cá thể ở London trở thành loài cuối cùng còn lại.
Hơn nữa, loài cây tuế đòi hỏi cả cây đực và cái riêng biệt để tạo ra cây mới, trong khi cây ở London là cây đực và hiện không có cá thể cái nào trên Trái Đất nên người ta gọi là cây cô đơn nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu từ nhiều thế kỷ đã nỗ lực tìm kiếm bất cứ cá thể E. woodii nào để tiếp tục cuộc sống. Tuy nhiên, kết quả vẫn là con số không.
Trên thực tế, cây tuế đực không thể sinh sản tự nhiên nhưng các nhà khoa học đang nỗ lực dùng công nghệ tiên tiến để nhân bản cây hoặc lai chéo để tạo loài tương tự.
Trong khi các chuyên gia vẫn tiếp tục nỗ lực để tìm ra câu trả lời thì mọi người vẫn hi vọng sẽ có một cá thể cái xuất hiện trên Trái Đất.