Không rõ ông Blinken lấy thông tin trên ở đâu mà chỉ cảnh báo vì lý do này, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cần tìm giải pháp để đối phó với tình huống này.
Trước đó, chính quyền Seoul yêu cầu Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán hòa bình để tiến tới ký kết thỏa thuận ngừng bắn tại biên giới.
Đề xuất được đưa ra hôm 17-7, nếu diễn ra sẽ là cuộc đàm phán cấp nhà nước đầu tiên giữa Hàn Quốc và Triều Tiên kể từ năm 2015.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (nắm quyền từ tháng 5 vừa qua) đã cam kết mở kênh đối thoại với láng giềng miền Bắc trong khi vẫn duy trì lệnh trừng phạt về kinh tế.
Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Choo-suk phát biểu tại một cuộc họp báo: "Chúng tôi muốn tổ chức các cuộc đàm phán với Triều Tiên vào ngày 21-7 tại Tongilgak để ngăn chặn tất cả hoạt động thù địch gây căng thẳng ở đường ranh giới quân sự".
Ông Suh không nói rõ các hoạt động thù địch là gì nhưng trong quá khứ, Seoul thường lên án hành động tuyên truyền bằng loa phóng thanh của Bình Nhưỡng, trong khi Triều Tiên chỉ trích các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Tongilgak là một tòa nhà Triều Tiên nằm ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, trước đây hay được sử dụng để tổ chức các cuộc đàm phán liên Triều. Cuộc đàm phán cấp cao cuối cùng giữa hai nước diễn ra vào tháng 12-2015.
Cách đây 1 tuần, Tổng thống Moon thừa nhận nhu cầu đối thoại với Triều Tiên đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Cờ Triều Tiên tại ngôi làng Gijungdong, gần Bàn Môn Điếm. Ảnh: REUTERS
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc hy vọng tất cả hoạt động thù địch giữa 2 nước có thể chấm dứt vào ngày 27-7 nhân dịp kỷ niệm hiệp định đình chiến năm 1953.
Hôm 17-7, Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc cũng yêu cầu Triều Tiên tổ chức đàm phán để các thành viên trong những gia đình bị ly tán do chiến tranh được gặp lại nhau. Mốc thời gian đàm phán được gợi ý vào ngày 1-8 và các cuộc hội ngộ có thể diễn ra vào dịp lễ Chuseok (tháng 10) nếu đàm phán thành công.
Bình Nhưỡng nhiều lần từ chối tham gia vào tiến trình đàm phán với Hàn Quốc trừ khi Seoul bàn giao 12 tiếp viên nhà hàng nước này đào tẩu sang miền Nam hồi năm ngoái.