Cấm lao động Việt Nam ra nước ngoài làm nghề massage

X.A |

Người Việt Nam không được ra nước ngoài làm công việc massage, săn bắn động vật nguy hiểm hoặc bốc mộ; được bảo lãnh phương tiện vi phạm luật giao thông... là những quy định đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 5/2020.

1. Cấm người Việt ra nước ngoài làm công việc nguy hiểm

Nghị định 38/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định “Chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoà i theo hợp đồng” sẽ có hiệu lực từ ngày 20/5.

Nghị định 38 nghiêm cấm người lao động đi việc ở nước ngoài tại khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực đang bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

Phụ lục Nghị định cũng nêu rõ, người Việt Nam không được ra nước ngoài làm công việc massage tại các nhà hàng, khách sạn trung tâm giải trí; công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu, kim loại độc hại.

Người lao động cũng không được xuất ngoại làm các công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ; công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại; công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng biển); công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.

Cấm lao động Việt Nam ra nước ngoài làm nghề massage - Ảnh 1.

Sau 30 ngày thông báo, nếu không có người đến nhận, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tịch thu.

2. Được bảo lãnh phương tiện vi phạm

Nghị định 31/2020/NĐ-CP ửa đổi, bổ sung một số nội dung về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính sẽ có hiệu lực từ ngày 01/5.

Theo Nghị định 31, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được giữ phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan, người có thẩm quyền (trừ trường hợp xe là tang vật vụ án hình sự, xe đua trái phép, giấy tờ xe bị làm giả...) nếu đủ các điều kiện sau:

- Người vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn, hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức (có địa chỉ rõ ràng) nơi cá nhân vi phạm đang công tác. Tổ chức, cá nhân phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.

- Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.

Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm không được phép sử dụng phương tiện tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền.

Cũng theo Nghị định 31, sau khi thông báo 30 ngày nhưng người vi phạm không đến nhận, phương tiện vi phạm sẽ được tịch thu xung công.

3. Hủy toàn bộ kết quả thi THPT của thí sinh bị đình chỉ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 08/2020, có hiệu lực từ 8/5 nhằm sửa đổi một số điều của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia.

Thông tư 08 quy định: “Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài thi tự luận và sau khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm. Thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi trong kỳ thi năm đó”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại