Người Nga cho rằng xe ngựa sẽ di chuyển với tốc độ nhanh nhất bằng phương pháp này. Cỗ xe tam mã là biểu tượng của Moscow, sánh ngang với búp bê matryoshka, đàn balalaikas và mùa đông sương giá - theo Russia Beyond (RBTH).
01.
Chỉ "ngựa sắt" mới đuổi kịp (nếu như thời đó có ô tô)
Ảnh: Sputnik
Trong cỗ xe "tam hùng mã", mỗi con ngựa di chuyển theo một tư thế khác nhau. Con ngựa ở giữa (tiếng Nga: "korennik") phải là con to, khỏe nhất. Hai con ngựa bên cạnh (tiếng Nga: "pristyazhnyye") có nhiệm vụ giúp giảm sức tải cho con ở giữa. Cách di chuyển này giúp cỗ xe chạy với vận tốc 45-50km/giờ, nhanh gần bằng một chiếc xe hơi.
02.
Mỗi con nhìn về một hướng
Mỗi con nhìn về một hướng nhưng phối hợp rất nhịp nhàng. Video: RBTH
Nhiều người tò mò về cách các con ngựa di chuyển. Ngựa ở hai bên nghiêng đầu sang các phía khác nhau nhưng vẫn chạy trên đường thẳng.
Bí mật ở đây là con ngựa ở phía bên phải lấy chân trái làm trụ, con ngựa phía bên trái lấy chân phải làm trụ. Chính vì thế, chúng phải nghiêng đầu về phía còn lại để giữ cân bằng. Tất cả điều này được làm theo bản năng.
03.
Cỗ xe vô địch khi cả ba con ngựa cùng một giống
Ảnh: Sputnik
Trên lý thuyết, cách di chuyển này sẽ đạt tốc độ lớn nhất khi cả ba con ngựa cùng là giống ngựa chạy nước rút (giống được chăm sóc đặc biệt để có tốc độ cao). Đồng thời, con ngựa ở giữa phải lớn hơn hai con hai bên.
Giống ngựa Vyatka với sức chịu đựng bền bỉ, được coi là giống loài đáng tin cậy nhất cho mô hình di chuyển này, trong khi đó ngựa nước kiệu Orlov được coi là ưu tú nhất về tốc độ.
04.
Cỗ tam mã cho ba hành khách
Ba con ngựa cho ba hành khách. Ảnh: Sputnik
Từ "troika" dùng để chỉ nhóm ba con ngựa bắt đầu được sử dụng vào khoảng cuối thế kỉ 17, đầu thế kỉ 18. Trong khoảng thời gian này, số lượng ngựa được sử dụng phụ thuộc vào số hành khách và hàng hóa - mỗi con ngựa sẽ chở một người.
Trong những trường hợp cần thêm mã lực, nếu đặt những con ngựa theo hàng dọc, khi di chuyển giữa chúng sẽ xảy ra va chạm. Người ta bắt đầu đặt những con ngựa theo hàng ngang và vấn đề được giải quyết. Tuy nhiên phương pháp này lúc đó không phổ biến tại Nga do chất lượng đường kém.
05.
Chân thành cảm ơn dịch vụ bưu chính
Cưỡi xe tam mã, người đưa thư của Nga đáp ứng nhu cầu vận chuyển nhanh. Ảnh: Global Look Press
Cỗ xe ngựa độc đáo này được phát minh bởi ai và vào thời điểm nào? Điều này không ai biết. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng sự phát minh ra cỗ xe là nhờ sự phát triển của dịch vụ bưu chính.
Ở Nga, khoảng cách giữa các khu vực tập trung dân cư là rất lớn. Quá trình chuyển phát thư từ và hàng hóa mất tới vài ngày ngay cả giữa Moscow và St.Petersburg. Thậm chí thời gian vận chuyển có thể lên tới vài tuần giữa các thành phố lớn khác, đặc biệt vào mùa xuân và mùa thu. Ngựa vận chuyển cần cả sức bền và tốc độ. Troika trở thành phương tiện vận chuyển thư từ và hành khách, thậm chí trở thành loại hình giải trí đắt tiền ở các ngôi làng và thị trấn Nga.
Ví dụ, tại đám cưới của gia đình giàu có, chú rể sẽ cân nhắc đến chuyện thuê xe tam mã để chở cô dâu, gia đình và các vị khách đi dạo.
06.
"Bản sắc cá nhân" trên bộ dây cương
Ảnh: Global Look Press
Người ta cũng trang trí cho cỗ xe ngựa của mình như các một số người đam mê ô tô ngày nay trang trí cho những "chú ngựa sắt". Cung trục của dây cương được trang trí bằng các họa tiết đẹp và lạ mắt.
Vào giữa thế kỷ 19, cung trục bằng đồng được chạm khắc trở thành mốt. Người cưỡi ngựa tin rằng cách trang trí này không chỉ khiến cỗ xe đẹp hơn mà còn là cách bảo vệ ngựa và chính mình.
07.
Ngựa treo chuông tuần lộc
Video: RBTH
"Chúng tôi cưỡi cỗ tam hùng mã với tiếng chuông xe tuần lộc," đây là câu hát trong bài hát nổi tiếng "By the Long Road". Tiếng chuông xe tam mã có thể được nghe thấy trong bán kính 1km. Người cưỡi treo chuông quanh cỗ xe ngựa để đảm bảo người phía trước biết cỗ xe đang đến và tránh đường. Đó cũng là tiếng chuông báo hiệu bưu phẩm sắp tới.
Tuy nhiên, sau đó, chủ nhân những cỗ xe đã quá thích thú tiếng chuông và sử dụng chuông tuần lộc cho bất cứ cỗ xe nào, không chỉ cho các dịch vụ vận chuyển thư. Những tiếng chuông trong thị trấn "chỉ để cho vui" đã ảnh hưởng tới các hoạt động vận chuyển bưu phẩm. Chính vì vậy, vào nửa sau thế kỉ 19, chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm sử dụng loại chuông tuần lộc cho các cỗ xe ngựa.
Sau đó, ý tưởng về loại chuông nhỏ bằng đồng treo trên dây da, gắn trên dây cương đã ra đời. Loại chuông này tạo ra âm thanh dễ chịu hơn. Chủ nhân những cỗ xe đã lựa chọn chuông theo nhịp điệu và thế là mỗi cỗ xe tạo ra những bản nhạc rất riêng trên mỗi hành trình.
08.
Cỗ xe ngựa trưng bày
Ảnh: Sputnik
Xe troika của Nga lần đầu tiên được đưa ra nước ngoài vào năm 1911. Cỗ xe được trưng bày tại triển lãm thế giới ở London. Sau đó, cỗ xe tam mã đã trở thành đặc sản của triển lãm quốc tế.
09.
Cỗ xe tam mã ngày nay
Ảnh: Legion Media
Với sự xuất hiện của đường sắt, ô tô,... nhu cầu dùng ngựa trong vận tải đã giảm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn bắt gặp các cỗ tam mã tại những cuộc thi thể thao và những sự kiện đặc biệt ở các thị trấn du lịch của Nga như Suzdal và Vladimir.
Ngay từ những năm 1840, cuộc thi cỗ xe troika được tổ chức tại Moscow Hippodrome. Đây không chỉ là cuộc thi về tốc độ mà thí sinh còn thi nhau về cách trang trí xe ngựa.
10.
Cỗ xe truyền cảm hứng
Ảnh: Sputnik
''Troika'' là một biểu tượng của Nga. Thậm chí người ta không dịch từ này sang loại ngôn ngữ nào khác. Cỗ xe "tam hùng mã" là nguồn cảm hứng cho vô số các bức tranh, bài thơ, bài hát của Nga.
Mời đọc giả theo dõi chúng tôi trên MXH Lotus: