img

Tuy nhiên chưa ai biết, phía sau câu chuyện thành công của hai chị em “thần đồng” lại là hàng loạt biến cố tưởng chừng không thể vượt qua như: Bị mắc Covid-19 ba lần liên tiếp trong thời kỳ đỉnh dịch, thành phố nơi họ sinh sống phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài gần 10 tháng, họ sống bằng cháo trắng, bánh mỳ “quá đát” tại siêu thị hàng tháng trời…

Đứng sau sự thành công "kỳ diệu" của các em là sức mạnh, nghị lực phi thường và phương pháp dạy con hiếm có của người mẹ đơn thân với học hàm Tiến sĩ ở nước ngoài. (Vì một số lý do, chúng tôi xin được phép không đưa tên thật của người mẹ, người giám hộ đặc biệt này).

Vậy điều gì làm nên sự lạ kỳ ấy, ba cuộc đời với ba số phận riêng biệt, Vicky Ngo và Alisa Pham không phải là chị em ruột. Họ đã gặp gỡ nhau như thế nào để trở thành mẹ con - chị em, rồi trở thành những thần đồng nổi tiếng thế giới, được truyền hình New Zealand săn đón như những ngôi sao…

Xin mời độc giả đón đọc loạt bài về hành trình gian khó của ba mẹ con "thần đồng" người Việt tại xứ sở kiwi.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 1.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 2.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 3.

Người giám hộ: Tôi và Vicky gặp nhau lần đầu tiên tại Tà Nung, khi con theo bố mẹ ruột đi làm từ thiện.

Vào thời điểm ấy, con mới 7 tuổi, còn nhỏ lắm. Sau khi cùng các cô chú sơn lại lớp học cho các em mẫu giáo xong. Thương các em nhỏ, con đã dành toàn bộ số tiền mừng tuổi của mình với khoảng hơn 1 triệu đồng để ủng hộ.

Đây là toàn bộ gia tài của một đứa trẻ 7 tuổi, con đã biết cho đi hết. Một đứa bé 7 tuổi đã biết thế nào là tình yêu thương, biết cảm thông với những bạn nhỏ kém may mắn hơn mình. Điều này gây xúc động lớn trong tôi, để đi đến quyết định nhận Vicky làm con nuôi.

Sau đó, thấy số tiền trên chưa đủ, Vicky và Alisa (3 tuổi) đã cùng nhau làm một dự án thiện nguyện đầu tiên để quyên góp thêm cho những bạn nhỏ nghèo. Hai con sơn những đồ chơi bằng gỗ, bán đi và gây quỹ được thêm gần 4 triệu đồng. Toàn bộ số tiền được ủng hộ để góp phần sửa sang cơ sở vật chất, cải thiện bữa ăn cho trẻ em ở điểm trường này.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 4.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 5.

Vicky: Em chỉ nhớ lần đầu tiên gặp mẹ ở một chương trình từ thiện. Hồi đó mẹ đã có em Alisa, em rất thích chơi với Alisa.

Lúc đầu mẹ cũng chỉ hỏi em là: “Con có muốn đến New Zealand không?”. Em hỏi, ở đó có chim cánh cụt không (cười), em rất thích loại chim này. Mẹ nói có, thế là em đi theo mẹ luôn (cười).

Tưởng rằng đoạn trò chuyện trên chỉ là một câu chuyện phiếm, nhưng vào cuối tháng 12/2017, hơn 3 năm sau buổi gặp gỡ, ba mẹ con đã có chuyến hành trình du lịch sang New Zealand để xem chim cánh cụt.

Trên bãi biển rộng lớn của Oamaru Harbour (vùng Otago, New Zealand), hình ảnh của đàn chim cánh cụt xanh – loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới với chiều cao trung bình khoảng 30cm, nặng 1kg, chúng có dáng đi cúi về phía trước khi di chuyển trên mặt đất... đã thu hút tầm mắt của hai chị em Vicky, Alisa.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 6.

Vicky: Dạ, vì chim cánh cụt là loại chim duy nhất không bay được mà vẫn vui vẻ!

Những ngày sau đó, mẹ đã đưa hai chị em đi vòng quanh đất nước New Zealand theo đúng nghĩa. Phong cảnh hùng vĩ, cùng với những nét văn hóa đặc sắc, kiến trúc Victorian và đặc biệt là sự tươi vui của người dân bản địa trong ngày hội Art Deco cuối tuần tại thành phố Napier đã níu giữ bước chân của ba mẹ con.

Để thuận tiện cho việc học của các con, chị Hoa quyết định dừng chân tại Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand. Nơi đây cũng cho chị nhiều cơ hội việc làm để có thể đồng hành lâu dài cùng các con, khởi đầu một hành trình phi thường của ba mẹ con người Việt tại nước ngoài.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 7.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 8.

Người giám hộ: Thời điểm ấy, Vicky, Alisa cũng như bao bạn nhỏ bình thường khác. Thậm chí, hai con còn gặp khó khăn trong giao tiếp bằng tiếng Anh với các bạn học cùng lớp. Alisa phải mất tới 2 tháng mới làm quen được bạn đầu tiên, còn đối với Vicky là 4 tháng.

Vốn là người nói thông thạo tiếng Anh và dành nhiều thời gian tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm cho trẻ, tôi nhận thấy nền giáo dục New Zealand có cơ sở để áp dụng một vài phương pháp tiến bộ. Mục đích làm sao để trẻ học vừa nhàn vừa đạt kết quả tốt.

Cụ thể, nền giáo dục New Zealand có 2 thứ mở hơn Việt Nam. Một là học sinh được phát triển sự sáng tạo của bản thân. Hai là họ cho phép học sinh chỉ cần so sánh thành tích của bản thân so với ngày hôm qua, chứ không so sánh giữa các học sinh với nhau. Vì lẽ đó, điểm số - giấy khen ở đây không quan trọng.

Từ cơ sở đó, dựa vào những kiến thức tự đọc trước đó về phương pháp giáo dục sớm cho trẻ, thiên hướng học tập của từng con và bối cảnh của gia đình, tôi đã hình thành 3 phương pháp giáo dục tối ưu sau:

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 9.

Thông thường nhắc đến phương pháp này mọi người sẽ dùng 5W1H (What?, Where?, When?, Why?, Who?, How?), còn 2W1H là một phiên bản rút gọn, tối ưu trong việc hiểu bản chất vấn đề và khơi thông sự sáng tạo.

Thay vì trả lời câu hỏi “What?” (cái gì) đầu tiên. Theo phương pháp này trẻ sẽ trả lời câu hỏi “How?” (như thế nào) đầu tiên. Tiếp đến câu thứ hai về tính ứng dụng là “Why?” (tại sao) và chốt ở câu thứ ba về bản chất là “What?” (cái gì).

Ví dụ, hôm nay trẻ học về một nguyên tố hóa học. Chất này giúp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh rất lâu, đó là câu hỏi “How?”. Cần phải học chất này, vì nếu không biết có thể bị ngộ độc khi sử dụng tủ lạnh, đó là câu hỏi “Why?”. Kết luận, hôm nay chúng ta học về chất Carbon, đó là câu hỏi “What?”.

Và mỗi lần kiểm tra việc học của hai con, tôi cũng áp dụng sơ đồ tư duy này. Trường hợp hai con đều không hiểu, tôi đều khuyến khích Vicky, Alisa lên hỏi cô giáo, đến khi nào hiểu được bản chất vấn đề thì thôi.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng, nếu một sơ đồ tư duy không giúp trẻ hiểu được bản chất, mà chỉ đơn giản là học thuộc. Trẻ sẽ không khác gì một ổ cứng máy tính, chỉ ghi chép những kiến thức bề mặt và như thế nó sẽ giết chết sự sáng tạo trong học tập của trẻ.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 10.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 11.

Phương pháp này có 2 việc cần làm. Một là lên danh sách những việc cần làm trong ngày (todaylist). Hai là xem xét thời gian làm việc đó mất bao lâu, có hiệu quả hay không, nếu không thì tại sao. Qua đó tìm cách tối ưu và rút ngắn thời gian làm việc đó.

Ban đầu áp dụng phương pháp này, thời gian tắm của Vicky và Alisa là một tiếng nhưng vẫn bẩn. Bây giờ thời gian tắm được rút gọn còn 20 phút và sạch sẽ hơn trước.

Tổng thời gian ăn cơm, rửa và lau khô bát đũa cũng vậy, từ 45 phút giảm xuống còn 15 phút. Một tháng sau, thời gian được tối ưu và rút ngắn xuống còn 10 phút.

Việc học tập cũng vậy, thay vì hỏi trẻ hôm nay học bao nhiêu tiếng, tôi sẽ hỏi: Hiệu suất việc học của các con là bao nhiêu? Một ngày có 24 tiếng, hai con thường dùng 40 - 55% thời gian cho học tập, vào cuối kỳ lên tới 55%.

Trong đó thời gian tự học bao giờ cũng lớn hơn thời gian học trên trường. Khoảng thời gian còn lại (từ 45 - 60%) dành cho việc ngủ nghỉ, tham gia giao thông, chơi thể thao và các hoạt động thiện nguyện khác.

Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ còn nhỏ sẵn có bản tính hiếu động, ham chơi, thiếu sự tập trung, nên rất khó khăn để áp dụng phương pháp này. Nhưng không khó đến vậy đâu, việc rèn luyện trẻ có ý thức rất đơn giản, thông qua việc chia sẻ với các con những áp lực trong cuộc sống gia đình.

Thường những phụ huynh ở Việt Nam sẽ giấu giếm tình hình tài chính gia đình, không cho con cái biết gia đình đang nợ nần bao nhiêu, các khoản chi tiêu “thắt lưng buộc bụng” như thế nào, mà chỉ nói đơn giản là nuôi tốn kém lắm.

Nhưng tại sao chí phí học tập cao, chi phí học tập nhiều như thế nào thì không thấy ba mẹ nào nói tới. Việc này không phải để gây áp lực cho con cái, mà đơn giản để con có ý thức trong việc học, để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc của cha mẹ.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 12.

Đây là một phương pháp đặc biệt quan trọng, cần phải dạy cho các con ngay khi còn bé. Bởi vậy khi quyết định cho Vicky, Alisa ở lại New Zealand học tập, bên cạnh việc đưa các con đi du lịch trước đó, tôi đã mở ngay cho mỗi con một tài khoản ngân hàng.

Thời điểm đó Vicky 11 tuổi, Alisa 7 tuổi. Tôi đưa thẻ ngân hàng cho các con, dặn một tuần tiền ăn là từng đây, tiền học phí là từng đây, tiền tham gia các phương tiện giao thông là từng đây,... và ghi cụ thể vào một tờ giấy.

Việc của hai con là sẽ phân loại ra, Vicky sẽ lo chi trả những khoản tiền lớn như tiền đi chợ, tiền điện nước, tiền bảo hiểm, tiền học phí. Còn Alisa sẽ phụ trách những khoản chi tiêu nhỏ hơn như mua đồ ăn vặt.

Thẳng thắn nhìn nhận về phương pháp này, tôi tự thấy mình có phần dũng cảm. Rất ít ông bố bà mẹ đưa thẻ ngân hàng để con cái quản lý việc chi tiêu trong gia đình. Phần vì sợ con chuyển khoản nhầm, phần vì sợ con thích tiền hơn thích học. Nhưng theo tôi, những suy nghĩ đó có phần định kiến, người lớn đã dán nhãn trẻ theo kinh nghiệm cá nhân của mình.

Theo quan sát, kể từ khi được giao phụ trách việc này, tôi thấy Vicky, Alisa sống có trách nhiệm và biết lo toan những việc trong gia đình. Đến cuối tuần, cả hai con đều tự động gửi báo cáo chi tiêu trong tuần cho mẹ.

Thông qua việc biết rõ từng khoản chi phí học tập là bao nhiêu, tổng thu nhập của gia đình bao nhiêu, nợ bao nhiêu, các con đều có ý thức tự giác học tập. Và phải học cho xứng đáng với đồng tiền mà mẹ vất vả làm ra, nếu không học tốt thì không có giải pháp để trả nợ. Đây cũng là cách dạy mà tôi dạy các con biết trân trọng giá trị đồng tiền.

Giờ đây, cả Vicky và Alisa đều quản lý được một khoản tiền rất lớn. Vicky quản lý tiền chi tiêu hàng tháng lên tới 7.000 đô New Zealand, còn Alisa quản lý khoảng 1.000 đô. Các con chưa bao giờ một lần lấy tiền để mua kẹo bánh, quần áo, chơi game mà không xin phép mẹ. Hơn ai hết, các con hiểu rằng, nhà đã có lúc phải ăn cháo trắng, nên nếu tiêu vào khoản tiền này thì sẽ thiếu phần tiền để mua thức ăn, thiếu phần tiền để đóng tiền điện chẳng hạn.

Tất nhiên chẳng có bài học nào miễn phí cả, cũng chẳng có thành công nào dễ dàng. Đến nay tổng số thẻ mà Vicky và Alisa làm mất đã lên tới 20 chiếc, cùng với đó là khoảng 40 lần chuyển khoản nhầm, hay bị các đối tượng lừa đảo tự động trừ tiền trong tài khoản.

Nhưng thay vì bỡ ngỡ, các con đều biết cách giải quyết. Khi mất thẻ, việc làm đầu tiên là gọi điện lên tổng đài của ngân hàng yêu cầu khóa thẻ hoặc làm lại thẻ. Hoặc khi chuyển khoản nhầm, bị trừ tiền tự động, các con biết làm thủ tục để yêu cầu ngân hàng trả lại.

Có lần con chuyển nhầm từ 200 đô thành 2.000 đô... Dẫu vậy, tôi sẵn sàng chấp nhận việc nhầm lẫn, đồng hành cùng con trong việc giải quyết hậu quả, cho các con thời gian để trưởng thành và trưởng thành cùng các con.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 13.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 14.

Alisa: Cũng có nhiều, nhưng đây là bài học để em cẩn thận hơn. Cụ thể, em đã có điện thoại riêng từ lâu, mới đây nhất em nhận được tin nhắn thông báo ra bưu điện nhận bưu phẩm. Trong tin nhắn có một đường link dẫn đến một website, họ yêu cầu em phải nộp thuế 20 đô thì mới nhận được.

Nhưng sau rồi em mới biết đó là một đường link lừa đảo, mỗi tháng trong suốt một năm em bị trừ tự động 20 đô, cả năm lên tới 240 đô. Khi mẹ hỏi đây là khoản tiền gì em mới ngỡ ngàng tìm hiểu và biết bản thân bị lừa đảo. Tuy vậy, mẹ cũng không mắng em, mẹ giải thích cho em hiểu và hướng dẫn cách gọi lên tổng đài (em phải học cách nói của người lớn đấy, cười), viết email trình bày.

Cuối cùng ngân hàng cũng trả cho 3 tháng đấy, vì theo quy định ở đây họ chỉ giải quyết trong khoảng thời gian đó thôi. Đây là một bài học cho em và cả chị Vicky, về sau thấy link nào lạ, em sẽ không bao giờ động vào và luôn hỏi ý kiến mẹ.

Người giám hộ: Do các con chưa có tư cách pháp nhân để làm việc với ngân hàng nên mỗi lần đi giải quyết sự vụ liên quan, tôi đều đi cùng hai bé ra ngân hàng và nhờ các giao dịch viên giúp đỡ các bé trưởng thành trong việc quản lý tài chính cá nhân. Nhờ vậy, các giao dịch viên đều vui lòng và niềm nở giải đáp các câu hỏi và hướng dẫn các bé.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 15.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 16.

Vicky: Khi mới sang New Zealand, tiếng Anh của hai chị em chưa tốt. Đến việc gọi đồ ăn, muốn đi vệ sinh cũng không biết nói sao. Trên lớp nghe thầy cô giảng và các bạn trò chuyện, chúng em không hiểu gì. Không làm quen được với các bạn, nên thời gian đầu chỉ có hai chị em chơi với nhau.

Để hòa nhập với môi trường mới, mẹ có gợi ý cho hai chị em “5 câu hỏi thần kỳ” để làm quen với các bạn. Nội dung câu hỏi về ý nghĩa cái tên, món ăn yêu thích, bạn đến từ vùng đất nào, chơi môn thể thao gì và thích cuốn sách nào nhất. Nhưng chỉ áp dụng đến câu thứ 2, chúng em đã làm quen được với cả lớp.

Alisa: Em cũng như chị Vicky, lúc mới sang cũng chưa nghe được tiếng Anh nhiều. Mọi người còn nói nhanh, em nghe không kịp. Nhưng khi áp dụng năm câu hỏi mà mẹ gợi ý, chúng em bắt đầu quen được nhiều bạn hơn.

Đến tháng thứ hai, em mới quen được bạn đầu tiên (cười). Các bạn rất thân thiện, thường rủ em và chị Vicky đến thăm nhà, bố mẹ các bạn giữ lại chơi qua đêm. Thời gian này, chúng em học tiếng Anh qua việc nói chuyện với gia đình các bạn, học cụ thể qua từng hoạt động của các bạn trong nhà.

Khi tiếng Anh còn bập bẹ, các bạn cũng không hiểu em nói gì (cười). Giờ đây tốc độ nói tiếng Anh của em còn “siêu thanh” hơn tiếng Việt và đã mời được nhiều bạn đến nhà chơi rồi (cười).

Vicky: Em mất thời gian hơn Alisa một chút để có bạn đầu tiên. Khoảng tầm 6 tháng, em đã có thể nghe nói, hiểu được mọi người trong trường và xung quanh nói gì.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 17.

Alisa: Động lực chính của em là muốn giúp đỡ mẹ. Vì cả ba mẹ con đều không phải cư dân New Zealand, nên tiền sinh hoạt và tiền đóng học phí cho cả em và chị Vicky tốn rất nhiều. Em muốn học nhanh để tiết kiệm tiền cho gia đình, để mẹ em đỡ bị stress (cười khúc khích).

Để quản lý thời gian tốt và tránh bị quá tải sang những ngày sau, mỗi ngày em đều lên một thời gian biểu cho bản thân và cố gắng thực hiện nó. Tất nhiên cũng có lúc mệt, nhất là thời điểm phải làm 6 bài kiểm tra/tuần để vào đại học, em phải dậy sớm hơn mọi ngày, trước đó hàng ngày em đều dậy từ 5 giờ sáng.

Lúc đó, em cũng suy nghĩ không biết mình làm điều này vì cái gì. Nhưng nhớ lại mục tiêu ban đầu của mình, thương mẹ, em lại có động lực để dậy sớm và bước tiếp.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 18.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 19.

Vicky: Lúc mới sang, em cũng chưa có ý định vượt cấp. Nhưng thời điểm đó tại New Zealand có cuộc thi Olympic Toán toàn quốc. Là một người rất yêu thích Toán học, em muốn tham gia vào đội tuyển để có thể đi thi đấu với những bạn đến từ quốc gia khác.

Vì vậy em có đăng ký và vào được vòng loại rồi. Nhưng đến cuối cùng, vẫn không vào được đội tuyển, vì em chưa có quốc tịch New Zealand.

Khi đó, em nghĩ, nếu mình không chứng minh được khả năng về Toán trong cách này, mình sẽ học Toán những năm tiếp theo nhanh nhất có thể, xem khả năng tới đâu. Từ khi đó, em mới bắt đầu học vượt cấp, và khởi đầu từ môn Toán.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 20.

Vicky: Em cảm thấy tự hào. Hành trình mình đã trải qua, những nỗ lực mình bỏ ra cho việc học vượt cấp đã được đền đáp.

Còn thực ra khi học vượt cấp, em cũng chỉ muốn thử sức xem khả năng của bản thân tới đâu. Bởi vậy, khi biết là sinh viên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử thành lập trường, em cũng khá bất ngờ.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 21.

Vicky: Ban đầu em cũng hơi bỡ ngỡ, cũng thấy khác biệt khi bản thân còn nhỏ tuổi. Ngày đầu của em cũng khác với các bạn sinh viên khác (cười).

Em tới trường có đội ngũ bảo vệ tới 10 người, mẹ cũng phải đi theo với vai trò là người giám hộ. Môi trường đại học khác rất nhiều so với hồi cấp 3, sinh viên được tự do hơn, cùng với đó phải chủ động hơn trong việc học.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 22.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 23.

Vicky: Chọn học 2 ngành trên, một phần em muốn ứng dụng kiến thức Toán được học vào thực tế, thay vì chỉ học lý thuyết. Phần còn lại, khi học thêm ngành Tài chính em cũng có dự định trở thành tỷ phú trong tương lai rồi.

Tỷ phú Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft là người đã truyền cảm hứng để em hình thành ước mơ này. Em nhớ, hồi bé đã từng nghe câu chuyện về thời ông Bill Gates học Đại học Harvard, ông từng suýt bỏ học nhưng sau đó lại rất thành công, bây giờ đã thành tỷ phú. Em ngưỡng mộ sự nỗ lực, ý chí của ông ấy.

Người thứ hai truyền cảm hứng cho em là tỷ phú Elon Musk. Em thấy ít người dám nghĩ sẽ lên sao Hỏa, đưa con người lên và có thể sinh sống được trên sao Hỏa như ông ấy. Ông ấy vẫn đang hiện thực hóa một điều không tưởng ấy.

Hai người này đều có điểm chung là có tinh thần sáng tạo. Toán ứng dụng và Tài chính, em đang theo học cũng cần sự sáng tạo trong đó. Một bài Toán không chỉ có một cách giải, mình có thể sáng tạo ra nhiều cách để giải nó.

Điều này, cũng tương tự trong ngành Tài chính, có rất nhiều cách để giải quyết một vấn đề. Bản thân mình cũng phải kiên trì như tỷ phú Bill Gates, phải luôn cố gắng tìm lời giải, chứ không phải vì thấy khó quá mà bỏ qua.

Hiện nay, em và Alisa đều đã áp dụng những kiến thức đã học để thành lập công ty riêng, đồng hành với chúng em có các giáo sư của trường AUT. Công ty của em thiên về đầu tư tài chính, còn Alisa thiên về các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút cỏ. Hiện tại công ty của hai chị em đã hoàn thành xong quá trình nghiên cứu sản phẩm, có sản phẩm ở quy mô nhỏ.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 24.

Cách dạy 2 con hơn 10 tuổi học Đại học - Tiến sĩ ở New Zealand của người mẹ Việt - Ảnh 25.

Hai chị em "thần đồng" người Việt hơn 10 tuổi chia sẻ bí kíp học đại học. Video: Trường Hùng

Đón đọc kỳ 2: Cách "thần đồng" gốc Việt thuyết phục 8 giáo sư hàng đầu để học Tiến sĩ ở tuổi 15 

Trường Hùng
Hà Mĩ