Cách buộc dây và kỹ thuật bạn cần biết để có thể thoát thân khi gặp tình huống nguy cấp

OCT |

Sẽ có những tình huống quá khẩn cấp khiến bạn chẳng thể chờ đợi người đến cứu. Nhưng muốn leo ra ngoài cũng phải biết cách, nếu không muốn thảm họa xảy ra.

Rạng sáng ngày 23/3/2018, chung cư cao cấp Carina Plaza tại TP. Hồ Chí Minh bất ngờ gặp hỏa hoạn, khiến 13 người chết và 28 người bị thương.

Đáng chú ý, một số người có ý định trèo xuống bằng ga trải giường (nhưng may mắn đã có cứu hỏa đến cứu). 

Đây cũng là một lựa chọn hợp lý trong tình huống bất khả kháng, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu như người thực hiện không nắm rõ quy tắc. Cá biệt có trường hợp nạn nhân không may ngã xuống từ tầng 19, tử vong tại chỗ.

Cách buộc dây và kỹ thuật bạn cần biết để có thể thoát thân khi gặp tình huống nguy cấp - Ảnh 1.

Vậy mới nói, cẩn thận không bao giờ là thừa. Trong clip dưới đây do VOH online cung cấp, bạn sẽ được hướng dẫn cách để buộc, tạo ra một sợi dây chắc chắn khi sử dụng ga trải gường hay rèm cửa trong nhà.

Trong trường hợp không có cách nào khác bắt buộc phải nhảy xuống, làm sao để sống sót? 

Đây là một giải pháp cuối cùng, không được khuyến khích. Nhưng nếu không còn lựa chọn nào khác, buộc phải làm vậy, vẫn có cách để giúp bạn nâng cao tỉ lệ sống sót.

Trước tiên, cần biết rằng đã có nhiều trường hợp nhảy mà ôm theo một chiếc nệm lớn. Nhưng thực sự, đây là một hành vi tự sát. Christopher Richards - chuyên viên nghiên cứu vật lý và kỹ năng sinh tồn Anh cho biết, tấm nệm sẽ có sức cản không khí rất lớn, nhưng không hề đủ để hãm bớt lực rơi. 

Tuy nhiên, lực cản ấy lại vượt qua được thân thể con người. Hậu quả là người và nệm bị lật ngược, đổi chỗ cho nhau và nạn nhân sẽ tiếp đất trước. Chưa kể, dù có may mắn rơi trên tấm nệm, độ dày của nệm cũng chẳng đủ để làm nên sự khác biệt.

Tóm lại, nhảy xuống và ôm nệm không phải là đáp án, và bạn phải loại ra từ đầu. Thay vào đó, hãy nhớ lấy 2 điều sau trước khi thực hiện cú nhảy:

- Giảm thiểu độ cao càng nhiều càng tốt

- Đảm bảo rằng dưới đất có một vật liệu mềm để giảm bớt xung lực khi rơi.

Giảm độ cao

Đầu tiên, bạn cần mặc thêm quần áo - loại dày, càng nhiều lớp càng tốt. Quần áo nhiều lớp sẽ tạo ra một lớp cách nhiệt, ngăn bạn tiếp xúc với khói lửa. Ngoài ra vào lúc này, bớt được chấn động được chút nào đều là đáng quý.

Tiếp theo, hãy tìm trong nhà hoặc xung quanh một sợi dây đủ chắc - có thể là vòi cứu hỏa, hoặc tạo ra dây từ ga trải giường hoặc quần áo. Hãy buộc nó vào chân bàn và đẩy bàn đến sát cửa sổ. Phải đảm bảo rằng cái bàn đủ lớn để không vô tình lọt qua cửa sổ, và đủ chắc chắn để chịu được một lực lớn.

Khi đã chuẩn bị xong, việc của bạn là cầm dây và đu xuống. Dưới đây là kĩ thuật đu dây mà bạn cần nắm chắc: 

Đầu tiên, bạn vắt sợi dây qua một điểm tựa chắc chắn, sau đó thắt nút 2 lần một đầu dây thành hình chữ O.

Cách trèo xuống: Để đi xuống, đưa đầu dây đã thắt nút chữ O đặt vào giữa hai lòng bàn chân, tốt nhất là nên mang giày để tránh sợi dây làm đau chân. Tiếp đến, dùng hai tay nắm thật chắc bên sợi dây còn lại, từ từ thả ra và trượt xuống.

Cách trèo lên: Để leo lên tầng cao hơn, bước đầu tiên vẫn đưa đầu dây đã thắt nút chữ O đặt vào giữa hai lòng bàn chân, tiếp đó dùng lực thật mạnh, hai tay giữ dây đồng thời cả người co lên. Lần lượt thực hiện lặp đi lặp lại động tác đó để di chuyển lên phía trên.

Và chọn chỗ nhảy

Nhưng rồi thời điểm lửa lan quá nhanh cũng đến, khiến bạn không thể tiếp tục đu nữa. Đó là lúc bạn phải đối mặt với tình huống sinh tử.

Khi ấy, nếu như lực lượng cứu hỏa đã đến kèm nệm cứu hộ thì thật tuyệt vời. Còn không, bạn sẽ phải chọn địa điểm đáp xuống. Tốt nhất là nơi có đất mềm, như khu vực cây cối dưới tòa nhà. Ném thêm một số vật dụng như chăn, đệm, gối... để xác định điểm rơi, đồng thời tạo ra một tấm nệm giảm chấn động khi tiếp đất.

Tiếp theo, bạn cần thực hiện một chuỗi động tác để tiếp tục giảm thiểu rủi ro.

Cách buộc dây và kỹ thuật bạn cần biết để có thể thoát thân khi gặp tình huống nguy cấp - Ảnh 3.

Đầu tiên là đu ra ngoài cửa sổ, tay duỗi hết cỡ như hình dưới.

Cách buộc dây và kỹ thuật bạn cần biết để có thể thoát thân khi gặp tình huống nguy cấp - Ảnh 4.

Rơi với gối cong xuống

Khi đã đu ra bên ngoài cửa sổ, cần để cơ thể áp sát tường nhà, đưa chân gập gối như một chiếc lò xo. Đây là tư thế giúp giảm bớt chấn động khi tiếp đất.

Tiếp theo, từ từ duỗi tay để giảm thêm một chút độ cao, cho đến khi không thể giữ được nữa. Và đây là lúc bạn bắt đầu cú rơi.

Trong quá trình rơi, phải cố để tay, chân và cơ thể ma sát với tường, nhằm biến một chút lực rơi thành nhiệt năng. Lúc này, bạn phải thực sự tập trung.

Cách buộc dây và kỹ thuật bạn cần biết để có thể thoát thân khi gặp tình huống nguy cấp - Ảnh 5.

Phải thực sự tập trung, cố gắng dùng tay, chân và thân thể ma sát với tường

Cách buộc dây và kỹ thuật bạn cần biết để có thể thoát thân khi gặp tình huống nguy cấp - Ảnh 6.

Tay ôm đầu khi tiếp đất, đồng thời lăn tròn để giảm chấn động

Ngay khi cảm thấy đầu mũi chân chạm đất, hãy lăn tròn ngay lập tức để phân tán chấn động, đồng thời dùng 2 tay ôm lấy đầu để tránh chấn thương nặng đến não.

Đây chắc chắn là một cú ngã rất đau, có thể khiến bạn gãy một vài cái xương. Tuy nhiên, rủi ro tử vong hoặc chấn thương hiểm nghèo sẽ giảm xuống rất nhiều.

Tham khảo: Wikihow, Safety, Survival tips...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại