Các quốc gia sẽ lựa chọn đánh đổi điều gì khi đối chọi với đại dịch: Cứu sống bệnh nhân, để mặc dịch bệnh càn quét hay sự phát triển kinh tế?

Giang Ng |

Dịch Covid-19 lây lan khắp thế giới khiến cho các nhà chức trách "đau đầu" với những lựa chọn khó khăn chồng chất. Nguồn lực y tế nên tập trung cho các bệnh nhân Covid-19 hay những ca bệnh khác? Tỷ lệ thất nghiệp và phá sản tăng lên là "cái giá" phải trả, nhưng sẽ là bao nhiêu? Nếu cách ly xã hội nghiêm ngặt cũng không thể ngăn cản bệnh dịch lây lan, thì nó sẽ tồn tại trong bao lâu?

Bạn hãy tưởng tượng về tình cảnh có 2 bệnh nhân Covid-19 nhưng chỉ có 1 máy thở. Đó chính là sự lựa chọn khó khăn mà các nhân viên y tế ở New York, London và Paris phải đối mặt trong những tuần vừa qua và sắp tới, giống như ở Mandrid và Lombardy. Việc phân loại bệnh nhân ở những "ổ dịch" này thực sự là những quyết định đầy đau đớn. Nhân viên y tế phải quyết định rằng: ai được sống và người nào có thể đối diện với cái chết.

Mới đây, Thống đốc bang New York – Andrew Cuomo, cho biết rằng: "Chúng tôi sẽ không đặt tiền bạc lên trước mạng sống con người." Đây có thể là một lời động viên, khích lệ của một vị lãnh đạo can đảm, trong bối cảnh bang này đang hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Tuy nhiên, ông Cuomo thực tế đã ủng hộ một lựa chọn mà bang này lại chưa thể lường trước về những hậu quả trên quy mô lớn. Quan điểm của Cuomo dường như khá cứng rắn, nhưng vấn đề tài chính vẫn là quan trọng – chính xác sẽ là những gì các nhà lãnh đạo cần khi nhìn thấy hướng đi trong những tháng đầy khó khăn sắp tới. Cũng như ở những bệnh viện trên, thì việc đánh đổi là điều không thể tránh khỏi.

Sự phức tạp đó tăng lên khi ngày càng có nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Trong tuần tính đến ngày 5/4, số ca nhiễm trên toàn cầu đã tăng lên hơn 1 triệu, riêng Mỹ có tới hơn 300.000 ca. Hôm 30/3, Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo rằng "3 tuần tới Mỹ sẽ chứng kiến những điều chưa từng xảy ra." Sự căng thẳng đối với hệ thống y tế của Mỹ sẽ không đạt đỉnh chỉ trong vài tuần, khi Nhà Trắng dự đoán số người tử vong ở nước này có thể sẽ là 100.000 đến 240.000.

Các quốc gia sẽ lựa chọn đánh đổi điều gì khi đối chọi với đại dịch: Cứu sống bệnh nhân, để mặc dịch bệnh càn quét hay sự phát triển kinh tế? - Ảnh 1.

Hiện tại, nỗ lực ứng phó với dịch bệnh dường như đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện. Hôm 24/3, Ấn Độ đã tuyên bố phong tỏa trong 21 ngày, dù trước đó khẳng định rằng người dân nước này miễn dịch với Covid-19. Nga cũng áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, đe dọa sẽ phạt 7 năm tù đối với những người vi phạm quy định. Khoảng 250 triệu người dân Mỹ được yêu cầu ở trong nhà. Mỗi quốc gia đều phải chấp nhận sự đánh đổi khác nhau, nhưng không phải tất cả đều ghi nhận sự hiệu quả.

Sự lựa chọn của mỗi quốc gia

Tại Ấn Độ, chính quyền ông Modi quyết định rằng sự ưu tiên của họ là tốc độ. Có thể rằng chính quan điểm này đã khiến việc phong tỏa phản tác dụng. Họ không nghĩ đến những lao động nhập cư đã rời khỏi thành phố, mang trong mình mầm bệnh khi quay trở lại quê nhà. Hơn nữa, việc phong tỏa ở Ấn Độ cũng khó thực hiện hơn so với các nước giàu, bởi khả năng của họ bị hạn chế. Mục tiêu của Ấn Độ là làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh, giảm tốc độ gia tăng của số ca nhiễm cho đến khi có phương pháp điều trị mới và hệ thống y tế có sự chuẩn bị tốt hơn. Tuy nhiên, hàng trăm triệu người dân Ấn Độ có ít hoặc không có tiền tiết kiệm để chữa trị, trong khi nhà nước lại không đủ khả năng để chi trả cho họ trong vài tháng. Dân số trẻ có thể là một lợi thế, nhưng những khu ổ chuột chật kín người – nơi việc cách ly xã hội và đảm bảo vệ sinh là điều gần như không thể, sẽ khiến bệnh dịch bùng phát trở lại.

Sự đánh đổi ở Nga lại là một "câu chuyện" khác. Rõ ràng rằng, thông tin đáng tin cậy đã giúp người dân tuân thủ các biện pháp y tế ở những nơi như Singapore và Đài Loan. Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin lại sử dụng Covid-19 trong chiến dịch tuyên truyền chống lại phương Tây. Hiện tại, khi virus corona đã lây lan đến nước này, ông lại quan tâm nhiều hơn đến việc giảm thiểu tổn thất về chính trị hơn.

Giống như Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng tạm thời đóng cửa, nhưng họ đang chi mạnh tay để hỗ trợ các doanh nghiệp tránh tình trạng phá sản và giúp đỡ số lượng lớn người lao động bị sa thải.

Việc đặt mục tiêu kinh tế lên trước mạng sống cho thấy ông Trump đã sai lầm. Đóng cửa nền kinh tế sẽ gây thiệt hại lớn. Nhiều mô hình cho thấy rằng việc để dịch bệnh lây lan sẽ gây ra hậu quả ít nặng nề hơn, nhưng có thể thêm khoảng 1 triệu người tử vong. Theo tính toán, việc chữa trị cho 1 gia đình Mỹ có thể tốn 60.000 USD. Đó chính là sự đánh đổi của Mỹ, và việc đóng cửa nền kinh tế sẽ phải trả cái giá lớn hơn so với số người được chữa khỏi.

Các quốc gia sẽ lựa chọn đánh đổi điều gì khi đối chọi với đại dịch: Cứu sống bệnh nhân, để mặc dịch bệnh càn quét hay sự phát triển kinh tế? - Ảnh 3.

Sự đánh đổi như vậy sẽ diễn ra ở bất kỳ nơi nào. Khi Florida và New York thực hiện những cách tiếp cận khác nhau, thì việc này sẽ phù hợp với những đổi mới và chương trình ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, nguy cơ sai lầm có thể lan từ bang này sang bang khác.

Khi Trung Quốc gần như hoàn toàn đóng cửa biên giới, số ca lây nhiễm từ nước ngoài cũng giảm bớt nhưng lại ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp nước ngoài. Nỗ lực sản xuất và phân phối vắc-xin Covid-19 sẽ có hiệu quả, nhưng có thể ảnh hưởng đến những chương trình bảo vệ trẻ em chống lại các bệnh sởi và bại liệt.

Các quốc gia nên làm gì?

Về những sự đánh đổi này, nguyên tắc đầu tiên là phải có hệ thống. 60.000 USD đối với các hộ gia đình Mỹ không phải là một khoản tiền mặt, mà là một biện pháp giúp họ so sánh những thứ khác nhau như mạng sống, công việc, mâu thuẫn giá trị đạo đức và xã hội trong một xã hội phức tạp. Cuộc khủng hoảng càng lớn thì những phép đo như vậy lại càng quan trọng.

Khi một đứa trẻ mắc kẹt trong một cái giếng, mong muốn được cứu giúp sẽ không có giới hạn và chiếm ưu thế. Nhưng trong 1 cuộc chiến hay đại dịch, các nhà lãnh đạo không thể thoát ra khỏi một thực tế là mọi hành động sẽ gây áp lực cho chi phí về kinh tế và xã hội rất lớn. Để hoàn thành trách nhiệm, họ buộc phải lựa chọn vấn đề nào nên được ưu tiên nhiều hơn.

Nguyên tắc thứ 2 là giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng nặng nề khi thực hiện sự đánh đổi hợp lý. Người lao động mất việc khi nền kinh tế đóng cửa là đối tượng quan trọng cần được hỗ trợ. Tương tự như vậy, những người trẻ tuổi cũng cần sự giúp đỡ khi đại dịch qua đi. Dù bệnh dịch này ít có nguy cơ đối với họ, nhưng phần lớn gánh nặng sẽ đổ dồn lên họ cả hiện tại và tương lai, khi các quốc gia phải trả những khoản nợ đã vay thêm.

Nguyên tắc thứ 3 là các quốc gia phải thích nghi. Sự cân bằng giữa hậu quả và lợi ích sẽ thay đổi khi đại dịch diễn ra. Khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, Covid-19 sẽ lây lan trở lại đối với những người nhạy cảm. Nhưng các nước có thể chuẩn bị theo cách mà họ chưa từng thực hiện với "làn sóng" đầu tiên, bằng cách trang bị hệ thống y tế với nhiều giường bệnh, máy thở và nhân viên. Họ có thể nghiên cứu những cách mới để điều trị bệnh và chiêu mộ "đội quân" xét nghiệm, truy tìm những cụm dịch mới.

Dẫu vậy, có thể những phương pháp điều trị mới sẽ không được tìm ra và việc theo dõi - thử nghiệm sẽ thất bại. Cho đến mùa hè năm nay, GDP hàng quý của các nền kinh tế sẽ sụt giảm 2 con số. Người dân sẽ phải ở trong nhà hàng tháng trời, điều này gây ảnh hưởng đến sự gắn kết xã hội và sức khỏe tinh thần của họ.Đóng cửa nền kinh tế cả năm sẽ khiến Mỹ và eurozone mất 1/3 GDP, thị trường chứng khoán sụt giảm và đầu tư sẽ trì trệ. Năng lực của nền kinh tế sẽ bị hút cạn khi các phương pháp đổi mới bị đình trệ và kỹ năng không được áp dụng.

Cuối cùng, ngay cả khi ngày càng nhiều người tử vong, thì hậu quả của việc cách ly xã hội vẫn lớn hơn những lợi ích nó mang lại. Đó là một khía cạnh của sự đánh đổi mà chưa ai sẵn sàng thừa nhận.

Tham khảo Economist

Các quốc gia sẽ lựa chọn đánh đổi điều gì khi đối chọi với đại dịch: Cứu sống bệnh nhân, để mặc dịch bệnh càn quét hay sự phát triển kinh tế? - Ảnh 5.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại