Các nhà khoa học phát hiện ra 'nhịp tim' từ một đám mây bụi khổng lồ

Dink |

Nhịp đập đều đặn được đặt tên là Fermi J1913+0515, phát ra từ một đám mây bụi không đáng chú ý.

Các nhà khoa học vừa phát hiện thấy “nhịp tim” bí ẩn phát ra từ một đám mây bụi vũ trụ. Bình thường, khu vực không gian này chẳng có gì đáng chú ý cho tới khi kính viễn vọng nhận thấy nó đang “hòa chung nhịp đập” với một hiện tượng thiên văn gần đó.

Vì lý do này, báo cáo nghiên cứu mới kết luận dường như vật thể có liên kết với nhau. Thế nhưng nhóm các nhà khoa học chưa rõ bằng cách nào, những “nhịp tim” phát ra dưới dạng tia gamma của đám mây bụi liên kết với hố đen nằm cách nó 100 năm ánh sáng.

Nhóm nghiên cứu tìm thấy nhịp đập kỳ lạ này khi phân tích lượng dữ liệu thu thập được trong 10 năm hoạt động của kính thiên văn tia gamma Fermi. Trong quãng thời gian đó, Fermi quan sát SS 433 - một chuẩn tinh (quasar) cỡ nhỏ - nằm cách Dải Ngân hà khoảng 15.000 năm ánh sáng.

SS 433 này chứa một ngôi sao lớn hơn Mặt Trời tới 30 lần cùng với một hố đen có kích cỡ lớn - khoảng từ 10 tới 20 khối lượng mặt trời. Hố đen và ngôi sao hoàn thành một quỹ đạo quanh nhau mỗi 13 ngày, và hố đen liên tục hút vật chất từ ngôi sao khổng lồ.

Các nhà khoa học phát hiện ra nhịp tim từ một đám mây bụi khổng lồ - Ảnh 1.

Một quasar là một hạt nhân thiên hà phát sáng chủ động mà trong đó, một hố đen khổng lồ có khối lượng từ hàng triệu tới hàng tỷ mặt trời bị vây quanh bởi một đĩa bồi tụ tạo ra từ vật chất của một thiên thể.

Lượng vật chất này tụ lại thành một đĩa bồi tụ khổng lồ và chui dần vào hố đen, như cách nước chui xuống ống cống vậy”, Jian Li, một trong số các nhà nghiên cứu góp công viết báo cáo cho hay. “Tuy nhiên, một phần vật chất không chui xuống mà bắn ra thành hai tia đối xứng, từ phía trên và phía dưới cái đĩa bồi tụ”.

Đĩa không nằm cùng quỹ đạo với hai thiên thể, ngôi sao và cái hố đen. Thay vào đó, nó nghiêng ngả như một con quay không đều, hai dòng vật chất bắn ra cũng vì thế mà không thẳng; chúng bắn thành hai đường xoắn ốc bay trong không gian.

Hai đường vật chất này phun ra với chu kỳ 162 ngày. Nằm cách hiện tượng thiên văn này một quãng khá xa là đám mây bụi không có gì đặc biệt, thế nhưng từ trung tâm đám mây lại phát ra tín hiệu cũng có chu kỳ 162 ngày; tín hiệu kỳ lạ được đặt tên là Fermi J1913+0515. Hai chu kỳ tương dương cho thấy đám mây bụi có liên hệ với dòng vật chất bắn ra từ đĩa bồi tụ.

“Việc tìm thấy một mối liên hệ kỳ lạ ở một địa điểm nằm cách hiện tượng thiên văn khoảng 100 năm ánh sáng của là điều không ai ngờ tới, nhưng cũng chẳng kém thú vị. Nhưng làm cách nào mà hố đen lại tạo nên nhịp tim của đám mây bụi thì chúng tôi chưa rõ”, nhà nghiên cứu Li nói.

Các nhà nghiên cứu phải tiếp tục quan sát và phải tiến hành một số thí nghiệm mang tính giả thuyết để có thể hiểu rõ được “nhịp đập” này.

Hệ sao S 433 tiếp tục khiến người quan sát và các thuyết gia ngạc nhiên. Chắc hẳn nó là nơi phù hợp để dựa vào đó, chúng tôi thử nghiệm khả năng tạo ra tia vũ trụ cũng như việc truyền tín hiệu gần một quasar cỡ nhỏ”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại