Các nhà khoa học có thể đã tìm ra hành tinh đầu tiên quay quanh tới 3 ngôi sao trung tâm

Kim |

Một cảnh tượng dường như chỉ xuất hiện trong phim khoa học viễn tưởng.

GW Ori là hệ sao nằm tại chòm sao Lạp Hộ (Orion) nằm cách chúng ta 1.300 năm ánh sáng. Bao quanh GW Ori là một đĩa bồi tụ khổng lồ cấu thành từ bụi và khí; đây là dấu hiệu nhận biết một hệ sao non trẻ đang dần nhào nặn nên những hành tinh bay quanh ngôi sao trung tâm. Nhưng đáng chú ý thay, hệ sao này khác với Hệ Mặt Trời ở hai điểm lớn: nó có đến 3 ngôi sao trung tâm.

Sự bất ngờ chưa dừng lại tại đó khi đĩa bồi tụ của GW Ori bị chia thành hai phần, tương tự như vòng Sao Thổ bị chẻ làm đôi vậy. Kỳ lạ hơn, đĩa bồi tụ của GW Ori không nằm ngang mà nghiêng 38 độ.

Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm lời giải đáp cho những hiện tượng đang diễn ra quanh GW Ori. Một số người nêu giả thuyết rằng khoảng trống giữa hai phần đĩa bồi tụ có thể là một hành tinh nữa đang hình thành. Nếu đúng vậy, hệ sao xa xôi này sẽ sở hữu hành tinh đầu tiên (mà chúng ta biết cho tới giờ) quay quanh tận 3 ngôi sao trung tâm.

Họa sĩ mô tả cảnh ba ngôi sao nhảy múa trong một vũ điệu kéo dài nhiều triệu năm.

Các nhà khoa học đã và đang dựng mô hình hệ sao GW Ori, với các chi tiết ngày một đầy đủ. Họ nhận định một hành tinh - một thiên thể làm từ khí có kích cỡ không kém Sao Mộc - có lẽ là lời lý giải phù hợp nhất cho khoảng trống kỳ lạ giữa đĩa bồi tụ. 

Dù kính thiên văn chưa thể xác định rõ hình dạng thiên thể, các nhà thiên văn học tin rằng họ đang chiêm ngưỡng cảnh hành tinh khổng lồ hình thành, rồi tự tìm lấy quỹ đạo của mình trong những triệu năm đầu đời của mình.

Kết quả nghiên cứu mới đã được đăng tải trên tạp chí Royal Astronomical Society, nó đồng thời bác bỏ nhận định trước đây cho rằng lực xoắn gây ra bởi trường lực hấp dẫn của các ngôi sao đã chia đĩa bồi tụ ra làm hai, và tạo ra khoảng trống tại vòng vật chất. Các nhà nghiên cứu cho rằng độ nhiễu loạn tại đĩa bồi tụ không đủ lớn, không thể được gây ra bởi ba ngôi sao trung tâm.

Phát hiện mới đồng thời cho thấy các hành tinh có thể hình thành trong điều kiện lạ lẫm như thế nào.

Các nhà khoa học có thể đã tìm ra hành tinh đầu tiên quay quanh tới 3 ngôi sao trung tâm - Ảnh 3.

Hình bên trái cho thấy đĩa vòng trong cùng của hệ sao GW Ori tách biệt hẳn với vòng ngoài. Hình bên phải cho thấy bóng của vòng trong cùng đổ lên phần còn lại của đĩa bồi tụ.

Trong nhiều tác phẩm khoa học giả tưởng, ta đã làm quen với nhiều hệ sở hữu hai ngôi sao trung tâm. Vậy nhưng việc ba ngôi sao nằm trong một hệ hiếm có vô cùng. 

Nếu có sự sống tồn tại ở một hệ sao như thế, nó sẽ không thể nhìn thấy một lúc ba ngôi sao trên trời mà chỉ thấy một cặp sao, bởi lẽ hai ngôi sao trong cùng nằm quá gần nhau để tạo thành hai nguồn sáng riêng rẽ trên bầu trời.

Khi hành tinh chuyển động, sinh vật sống (nếu có) vẫn sẽ chứng kiến được cảnh bình minh và hoàng hôn hiện hữu trên mọi thiên thể bay gần một ngôi sao.

Trong quá khứ, các nhà thiên văn học đã để mắt tìm một hệ sao ba ngôi và thậm chí, đã có những ứng cử viên sáng giá. Tuy nhiên, GW Ori cung cấp những bằng chứng rõ ràng hơn; khả năng cao GW Ori sẽ là hệ ba sao đầu tiên mà khoa học phát hiện ra.

Các nhà khoa học có thể đã tìm ra hành tinh đầu tiên quay quanh tới 3 ngôi sao trung tâm - Ảnh 5.

Nguồn: ESO; L. CALÇADA/EXETER; KRAUS ET AL.

Nếu giả thuyết về một hành tinh đang xuất hiện đã làm đĩa bồi tụ tách thành hai nửa là đúng, hệ sao GW Ori sẽ hậu thuẫn nhận định cho rằng hiện tượng tạo thành các hành tinh trong không gian là thường xuyên xảy ra. Ba ngôi sao vẫn không gây ra đủ nhiễu loạn làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành hành tinh.

Thậm chí, GW Ori còn làm tiền đề để ta phát hiện ra những hệ sao mang không chỉ ba ngôi sao trung tâm, mà còn nhiều hơn nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại