Các nhà khảo cổ phát hiện ra thành phố Ai Cập 7.000 năm tuổi, có những ngôi mộ lớn hơn cả lăng mộ hoàng gia

DINK |

Thêm những khám phá mới về những triều đại đầy bí ẩn đầu tiên của Ai Cập.

Ai Cập vừa tuyên bố khám phá mới nhất của mình: họ đã tìm ra phần còn sót lại của một thành phố đã mất, thành phố có tuổi thọ trên 7.000 năm tuổi này nằm bên dưới địa phận quận Sohag thuộc Thượng Ai Cập.

Thành phố cổ đại này được tìm thấy bên cạnh một nghĩa địa, xuất hiện từ năm 5.316 Trước Công nguyên và đây được cho là khám phá khảo cổ lớn nhất về Ai Cập thời kì sơ triều đại, bắt đầu vào khoảng 5 thiên niên kỷ trước.

Một nhóm các nhà khảo cổ từ Bộ Di tích cổ Ai Cập đã phát hiện ra phần còn lại của một căn lều cổ và nhiều ngôi mộ trong một cuộc khảo sát phía Nam ngôi đền tang của Pharaoh Seti I.

Ngôi đền tang này nằm tại Abydos, là một trong những thành phố cổ xưa nhất tại Ai Cập cổ đại và cũng là thủ phủ của Thượng Ai Cập. Phần thành phố bị mất vừa được tìm ra rất có thể thuộc về một thủ phủ khác hoặc một phần của một ngôi làng đã bị xóa sổ bởi thời gian.

Phát hiện mới này có thể cho ta biết thêm những thông tin chưa được khám phá về lịch sử của Abydos”, Bộ trưởng Bộ Bộ Di tích cổ Ai Cập, ông Mahmoud Afifi nói trong một cuộc họp báo.

Các nhà khảo cổ phát hiện ra thành phố Ai Cập 7.000 năm tuổi, có những ngôi mộ lớn hơn cả lăng mộ hoàng gia - Ảnh 1.

Cấu trúc nhà ở mới được khai quật này được cho là thuộc về các chuyên viên cấp cao trong bộ máy chính quyền thời đó cùng với những người xây lăng mộ.

Trong móng các căn lều cổ đại kia, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những công cụ bằng sắt và đồ gốm. Bên cạnh đó họ còn khai quật được 15 ngôi mộ lớn, kích cỡ của những ngôi mộ này cho thấy rằng những người từng sống ở đây đã có một cuộc sống khá ổn định và dư dả.

Những ngôi mộ này thậm chí còn có kích cỡ lớn hơn nhiều ngôi mộ hoàng gia ở Abydos trong triều đại thứ nhất, điều đó chứng tỏ rằng những người được chôn ở đó đều là những người có tầm quan trọng lớn và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong thời gian đầu của Ai Cập cổ đại”, ông Mahmoud Afifi kết luận.

Các nhà khảo cổ phát hiện ra thành phố Ai Cập 7.000 năm tuổi, có những ngôi mộ lớn hơn cả lăng mộ hoàng gia - Ảnh 2.

Một chuyên gia về ngành Ai Cập học khác, ông Chris Eyre từ Đại học Liverpool nói rằng những khu vực cách đó không xa là những ngôi mộ hoàng gia đầu tiên, thuộc thời kì mà Ai Cập có những vị vua hoàng gia đầu tiên, những vị vua đầu tiên.

Ông kết luận rằng thành phố này rất có thể là một trong những thủ đô đầu tiên trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Theo các nhà nghiên cứu, những công cụ làm việc cổ đại cùng những đồ chế tác gốm là những dấu vết còn sót lại của một lực lượng lao động khổng lồ, những người chịu trách nhiệm xây dựng nên những ngôi mộ hoàng gia kia.

Chính quy mô, kích cỡ và độ tinh xảo của những ngôi mộ còn sót lại đến thời nay đã cho ta biết tầm quan trọng của những con người tạo nên chúng lớn tới mức nào.

Các nhà khảo cổ phát hiện ra thành phố Ai Cập 7.000 năm tuổi, có những ngôi mộ lớn hơn cả lăng mộ hoàng gia - Ảnh 3.

Gần khu vực này là 15 nhà mồ (mastaba), một kiến trúc lăng mộ cổ xưa có hình chữ nhất của người Ai Cập cổ đại. Những nhà mồ có tường dốc và mái bằng.

Theo lời trưởng ban khảo cổ và nghiên cứu, ông Yasser Mahmoud Hussein, những nhà mồ này là kiến trúc lăng mộ lâu đời nhất mà ta biết tới.

Hiện tại, khu vực khảo cổ này cần được xem xét và khai quật thêm. Sẽ còn những bí mật khác nữa của nơi đây đang đợi chúng ta khám phá.

Tham khảo ScienceAlert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại