Các mảnh vỡ từ tên lửa Nga đe dọa vệ tinh Starlink của tỉ phú Elon Musk

Gia Minh |

Đường đi của 2.000 vệ tinh Starlink - truyền internet từ không gian xuống Trái đất - của tỉ phú Elon Musk có khả năng đụng các mảnh vỡ của vệ tinh Nga phá hủy một vệ tinh trên không gian.

Vệ tinh Starlink của công ty SpaceX. Ảnh: SpaceX

Vệ tinh Starlink của công ty SpaceX. Ảnh: SpaceX

Nga đã gây tranh cãi khi cho nổ một trong những vệ tinh của chính họ vào ngày 15-11, tạo ra nhiều mảnh vụn trên quỹ đạo Trái đất. Trạm Vũ trụ Quốc tế phải có biện pháp phòng ngừa khẩn cấp tìm "nơi trú ẩn an toàn".

Theo các chuyên gia tiết lộ với Tạp chí Insider, một số mảnh vỡ có khả năng rơi xuống độ cao nơi các vệ tinh Starlink đang hoạt động. Đây là mạng lưới gồm 2.000 vệ tinh mà Công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk đã phóng vào quỹ đạo để truyền internet trở lại Trái đất.

Nhà thiên văn học Jonathan McDowell tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, nói:"Mảnh vỡ có thể đâm vào vệ tinh Starlink khi nó lan rộng".

Ông McDowell nói: "Sẽ có một hoặc hai vệ tinh trong quỹ đạo thấp của Trái đất bị mảnh vỡ cuốn ra ngoài. Các mảnh vỡ nhỏ hơn có thể dễ dàng làm mất khả năng hoạt động của vệ tinh. Trong trường hợp đó, vệ tinh sẽ từ từ mất độ cao và cuối cùng rơi trở lại Trái đất, bốc cháy khi lao thẳng vào bầu khí quyển, gây ra thiệt hại tối thiểu".

Một kịch bản tồi tệ hơn khi vệ tinh Starlink bị tác động với một mảnh vỡ lớn hơn từ vụ nổ của Nga.

Ông McDowell nói: "Nếu một trong những mảnh vỡ lớn hơn đâm vào, vệ tinh Starlink có thể bị phá hủy thành hàng ngàn mảnh nhỏ nữa".

Điều đó có thể tạo ra một chuỗi sự kiện. Về cơ bản, đó sẽ là "một phiên bản nhỏ" của Hội chứng Kessler, theo đó sẽ có một phản ứng dây chuyền bỏ chạy, khi tất cả quỹ đạo của Trái đất đầy mảnh vỡ.

Các vệ tinh Starlink của SpaceX có một hệ thống tránh tự động, sẽ giúp các vệ tinh tránh khỏi nguy cơ gây hại khi nó phát hiện thấy một mảnh vỡ lớn hơn đang ở gần.

Tuy nhiên, hệ thống đó dựa vào dữ liệu từ Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ, cơ quan theo dõi các vật thể lớn hơn từ mặt đất.

Sự kiện gây nổ vệ tinh của Nga vừa qua đã tạo ra ít nhất 1.500 mảnh vụn có thể theo dõi được, có chiều rộng lớn hơn 10 cm, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm 15-11, con số đó có thể sẽ tăng lên. Đó là điều đáng lo ngại, theo ông McDowell: "Nếu nó không có trong danh mục, SpaceX không biết nó ở đó. Và vì vậy họ không thể né tránh"

Công ty SpaceX đã không trả lời yêu cầu bình luận của Tạp chí Insider.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại