Tuy thuận tiện là vậy, song không thể phủ nhận việc gửi tiền qua các hình thức này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, một trong số đó là việc chuyển tiền qua nhầm tài khoản, sai tên người thụ hưởng, gây ra nhiều rắc rối cho khách hàng. Vậy trường hợp ấy cần xử lý như thế nào?
Chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại được không?
Việc chuyển tiền nhầm hoặc sai tài khoản không hề hiếm trong thực tế. Điều khách hàng băn khoăn nhất khi gặp phải tình huống này là có lấy lại được tiền hay không?
Với các trường hợp chuyển tiền nhầm số tài khoản hoặc chuyển tiền sai tài khoản thì có thể khẳng định là có thể lấy lại được tiền nhưng sẽ tốn nhiều thời gian.
Quy trình xử lý các trường hợp chuyển tiền nhầm/sai tài khoản đều được Ngân hàng Nhà Nước và Luật pháp quy định rõ ràng trong các văn bản.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 của Thông tư 23/2010 về xử lý sai sót tại đơn vị nhận lệnh thì trong trường hợp lệnh thanh toán của khách hàng bị sai địa chỉ nhận (tức là lệnh thanh toán được xác định là chuyển đúng đơn bị nhận lệnh nhưng địa chỉ nhận đến không có người nhận lệnh hoặc xác định người nhận lệnh không mở tài khoản ở ngân hàng đó mà ở ngân hàng khác, sai tên khách hàng, sai số hiệu của tài khoản hoặc đúng số hiệu nhưng sai tên, ký hiệu loại nghiệp vụ hay ký hiệu chứng từ) thì được xử lý như sau.
Cách lấy lại tiền khi gửi tiền nhầm/sai số tài khoản
* Về phía người chuyển:
Bước 1: Ngay lập tức thông báo cho ngân hàng
Việc đầu tiên khi bạn phát hiện ra mình chuyển khoản nhầm là phải liên hệ với ngân hàng và báo về sự cố này. Ở bước này tốt nhất là bạn nên ra trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng để làm giấy đề nghị ngân hàng hỗ trợ xử lý giao dịch chuyển nhầm.
Bước 2: Cung cấp thông tin giao dịch chuyển tiền nhầm cho ngân hàng
Bạn cần cung cấp chứng minh thư, thẻ ngân hàng, chứng từ như hóa đơn chuyển tiền, thời gian chuyển, số tài khoản và nội dung chuyển tiền để ngân hàng tra soát, kiểm tra lại giao dịch. Bạn cần cung cấp đủ thông tin để ngân hàng có thể hỗ trợ tốt nhất.
Bước 3: Ngân hàng xử lý yêu cầu
Ngân hàng sẽ dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp để kiểm tra và rà soát lại giao dịch bạn đã thực hiện. Nếu như thông tin bạn cung cấp là chính xác, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý như sau:
- Tài khoản chuyển nhầm thuộc cùng ngân hàng:
Ngân hàng sẽ tiến hành sẽ thông báo cho chủ tài khoản biết về thông tin khách hàng chuyển tiền nhầm vào tài khoản. Tiếp theo ngân hàng có thể tiến hành phong tỏa tài khoản của chủ tài khoản bị chuyển nhầm và chuyển trả số tiền đó nếu như trong tài khoản còn tiền.
Trường hợp số tiền gửi nhầm đã bị chủ tài khoản rút ra và tiêu hết thì ngân hàng sẽ yêu cầu chủ tài khoản này phải trả lại. Nếu như chủ tài khoản nhận tiền gửi nhầm nhất quyết không trả lại thì ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng để tiến hành thủ tục khởi kiện.
Nếu sau khi bị khóa hoặc bị phong tỏa mà trong tài khoản của người được chuyển nhầm vẫn còn số tiền mà mình đã chuyển thì Ngân hàng sẽ tiến hành việc chuyển tiền trả lại cho chủ tài khoản đang có yêu cầu thực hiện kiểm tra rà soát sai sót của bản thân khi chuyển nhầm số tài khoản cũng như nhầm số tiền.
- Tài khoản chuyển nhầm khác ngân hàng:
Lúc này ngân hàng nơi bạn mở tài khoản sẽ cần liên hệ với ngân hàng phía bên kia để yêu cầu hỗ trợ liên hệ với chủ tài khoản và thực hiện các bước giúp khách hàng lấy lại tiền.
Tương tự như trên nếu người nhận tiền chuyển nhầm đã tiêu hết số tiền kia và không chịu trả lại thì bạn có thể tiến hành khởi kiện ra tòa.
Bao lâu thì lấy lại được tiền chuyển nhầm?
Với các trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản và người nhận tiền có thiện chí chuyển tiền lại thì thường sau 5-7 ngày chủ tài khoản có thể nhận lại tiền của mình.
Trường hợp người nhận tiền cố tình không trả lại tiền và buộc phải đưa sự việc ra tòa án thì có thể mất vài tuần đến vài tháng để có thể nhận lại được tiền của mình.
Với các trường hợp chuyển tiền sai số tài khoản, sai tên người nhận thì thường cũng chỉ mất tối đa 7 ngày làm việc để ngân hàng tra soát giao dịch và chuyển trả lại tiền cho chủ tài khoản.
Kết luận:
Theo đó, trường hợp nhận được số tiền chuyển nhầm vào tài khoản mình thì người nhận nhầm phải tiến hành hoàn trả lại cho chủ tài khoản đã chuyển tiền cho mình. Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013 như sau:
+ Trường hợp sử dụng trái phép số tiền mà biết là được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng
+ Trường hợp chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà không chịu chuyển trả lại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng
Nếu việc chiếm hữu hay sử dụng tài sản của người khác mà có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội:
+ Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác được quy định tại điều 176 Bộ luật hình sự 2015: người nào biết rõ tài sản đó không thuộc quyền sở hữu của mình nhưng cố tình không muốn trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp hay không chịu tiến hành giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà giá trị tài sản từ 10 triệu đến dưới 200 triệu thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến dưới 50 triệu, cùng với đó là phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu tài sản từ 200 triệu đồng trở lên thì phạt tù từ 1 đến 5 năm.
+ Tội sử dụng trái phép tài sản của người khác được quy định tại điều 177 Bộ luật hình sự 2015: người nào vì mục đích vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Đối với tài sản từ 500 triệu đến 1 tỷ 500 triệu đồng thì phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm. Với tài sản từ 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên thì phạt từ 3 đến 7 năm tù.