Clip dẫn giải các bị cáo tới tòa vào chiều 28/7. Clip: Hoàng An
Dẫn giải các bị cáo rời phòng xử án
Đến khoảng 18h cùng ngày, sau khi HĐXX tuyên bố kết thúc phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo được dẫn giải về nơi tạm giam. Theo quy định tại Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các bị cáo có thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, để kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm.
Thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thủ tục kháng cáo cụ thể như sau:
(1) Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
- Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
- Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
Quyền lợi của người đã mua vé combo được giải quyết ra sao?
Hình ảnh các bị cáo tại tòa.
Đề cập quyền lợi của khách hàng đã mua vé của các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay combo, HĐXX cho biết, hồ sơ vụ án không có tài liệu; cũng không có thông tin về chi phí của các khách hàng đã mua. Chẳng hạn, chi phí đưa công dân về nước bao gồm vé máy bay, chi phí cách ly y tế và các chi phí hợp lý khác của doanh nghiệp, chi phí cho các đại lý bán vé và các khâu trung gian khác. Do đó, HĐXX nói không có cơ sở xem xét, giải quyết tại vụ án này.
Vì vậy, HĐXX dành cho các công dân đã mua vé quyền yêu cầu doanh nghiệp giải quyết quyền lợi cho mình theo quy định pháp luật.
Bị cáo nhiều lần lẩy thơ tại tòa bị tuyên phạt 6 năm tù
Bị cáo Trần Văn Tân
Cùng với ông Dũng, ông Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) bị tuyên mức án 6 năm tù giam. Ông Tân cũng bị phạt bổ súng số tiền 100 triệu đồng.
Quá trình điều xét xử tại tòa, ông Tân nhiều lần đọc thơ Kiều, thơ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và trải lòng trong suốt 22 năm công tác, có gần 5 năm làm Phó chủ tịch tỉnh. Khi làm việc ông luôn nỗ lực cố gắng bất kể ngày đêm, kể cả trong đại dịch đã cống hiến công sức nên không còn gì hối tiếc.
Kể về gia đình, ông Tân cho hay nhờ bản lĩnh, trí tuệ nên cha mẹ, vợ và các con của ông đã vượt qua khó khăn. Hiện tất cả vẫn đang lao động, có cuộc sống ổn định nên bị cáo phần nào yên tâm rằng: "Vườn nhà giậu vắng người chăm sóc/Lý trắng đào hồng vẫn nở hoa''.
"Tôi có một hối tiếc duy nhất là đã nhận quà cảm ơn của đại diện doanh nghiệp Blusky…Tôi rất thấm thía về hành vi của mình nên tác động gia đình khắc phục hậu quả", ông Tân trần tình.
Trong vụ án, ông Trần Văn Tân bị cáo buộc với vai trò Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, được phân công làm Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19. Quá trình duyệt, ký chấp thuận cho một số công ty đưa công dân về cách ly tại Quảng Nam, ông có 9 lần nhận hối lộ từ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc) và Lê Hồng Sơn (Tổng giám đốc Công ty Blusky) tổng số tiền 5 tỷ đồng.
Cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội lĩnh 3 năm tù
TAND TP Hà Nội tuyên ông Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP này) mức án 3 năm tù về tội "Nhận hối lộ".
Ngoài hình phạt tù, ông Dũng bị phạt bổ sung 100 triệu đồng để sung công quỹ nhà nước.
Xuyên suốt diễn biến phiên tòa, ông Chử Xuân Dũng thể hiện thái độ thành khẩn khai báo, bày tỏ thái độ ăn năn, hối lỗi.
Nói lời sau cùng, ông xin lỗi Đảng, Nhà nước, đặc biệt là người dân Thủ đô, bởi cho rằng những sai phạm của mình làm xấu hình ảnh một Hà Nội thanh lịch, hào hoa.
Trong vụ án, co quan tố tụng cáo buộc, sau khi được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo Công tác phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, từ tháng 4 - 12/2021, ông Chử Xuân Dũng ký 66 văn bản đồng ý cho 16 công ty được đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về cách ly trên địa bàn TP Hà Nội, nhưng chỉ có 13 Công ty thực hiện việc này.
Trong số 16 công ty được ông Chử Xuân Dũng ký duyệt, kết quả điều tra xác định, ông Dũng đã nhận 2 tỷ đồng của hai bị cáo Lê Thị Ngọc Anh (chuyên viên Phòng Nhà khách Vụ lễ tân, Ban đối ngoại Trung ương) và Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Thái Hòa).
Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng bị tăng hình phạt so với mức án đề nghị
Ông Tô Anh Dũng mắt nhắm nghiền nghe tuyên án.
Đối với nhóm tội "Nhận hối lộ"
1, Bị cáo Phạm Trung Kiên (nguyên Thư ký một lãnh đạo Bộ Y tế) nhận hối lộ nhiều nhất với 253 lần, tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng, bị tuyên án chung thân.
2, Bị cáo Vũ Anh Tuấn, nguyên Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận hối lộ 49 lần, tổng số hơn 27,3 tỷ đồng đồng, xử phạt tù chung thân.
3, Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 32 lần, tổng số 25 tỷ đồng, phạ tù chung thân. (Viện kiểm sát đề nghị 18-19 năm tù).
4, Bị cáo Tô Anh Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 37 lần, tổng số 21,5 tỷ đồng, phạt 16 năm tù (mức viện kiểm sát đề nghị 12-13 năm tù).
5, Đỗ Hoàng Tùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 38 lần, tổng số hơn 12,2 tỷ đồng bị phạt 12 năm tù.
6, Vũ Sỹ Cường, nguyên cán bộ Phòng Tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận hối lộ 7 lần, phạt 9 năm tù
7, Trần Văn Dự, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an đã nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng, phạt 7 năm tù
8, Trần Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhận hối lộ 9 lần, tổng số tiền nhận 5 tỷ đồng, phạt 6 năm tù
9, Nguyễn Quang Linh, nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ, 5 lần nhận hối lộ số tiền hơn 4,2 tỷ đồng, phạt 7 năm tù.
10, Nguyễn Tiến Thân, nguyên Chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ, 8 lần nhận hối lộ hơn 3,6 tỷ đồng, phạt 5 năm tù.
11, Nguyễn Thanh Hải, nguyên Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ, 8 lần nhận số tiền hơn 3,6 tỷ đồng, phạt 6 năm tù.
12, Nguyễn Mai Anh, nguyên Chuyên viên, Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ, 3 lần nhận hối lộ số tiền 3 tỷ đồng, phạt 6 năm tù.
13, Nguyễn Hồng Hà, nguyên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản, đã nhận hối lộ 2 lần, số tiền hơn 2 tỷ đồng, phạt 4 năm tù.
14, Chử Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, 7 lần nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng, phạt 3 năm tù.
15, Vũ Hồng Quang, nguyên Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT, 9 lần nhận hơn 1,9 tỷ đồng, phạt 4 năm tù.
16, Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, đã nhận hối lộ 2 lần, tổng số hơn 1,8 tỷ đồng, phạt 30 tháng tù.
17, Lê Tuấn Anh, nguyên Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, 19 lần nhận hối lộ tổng số hơn 1,7 tỷ đồng, phạt 42 tháng tù.
18, Ngô Quang Tuấn, nguyên Chuyên viên Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ GTVT, có 7 lần nhận số tiền trên 1,8 tỷ đồng, phạt 4 năm tù.
19, Vũ Ngọc Minh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Angola, nhận hối lộ 864 triệu đồng, phạt 30 tháng tù.
20, Lưu Tuấn Dũng, nguyên Phó Trưởng phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 14 lần, tổng số hơn 527 triệu đồng, phạt 18 tháng tù.
21, Lý Tiến Hùng, nguyên Bí thư thứ Nhất Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, nhận hối lộ 2 lần, số tiền hơn 437 triệu đồng, phạt 30 tháng tù.
Phạt bổ sung mỗi bị cáo nhận hối lộ số tiền 100 triệu đồng.
Bị cáo Hoàng Văn Hưng "không bị oan", lĩnh án chung thân
Bị cáo Hoàng Văn Hưng
Khi đọc công bố nội dung bản án, HĐXX nhận định bị cáo Hoàng Văn Hưng (nguyên Trưởng phòng 5 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an) tại tòa kêu oan và đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tuy nhiên HĐXX xét thấy, theo tài liệu điều tra và quá trình tranh tụng thể hiện thời điểm xảy ra vụ án, bị cáo là điều tra viên chính, song khi được Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) thu xếp cho gặp mặt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó tổng Giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh), Hưng đã đồng ý.
Sau khi bị điều chuyển công tác khỏi Phòng 5 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, bị cáo Hoàng Văn Hưng không còn nhiệm vụ điều tra nhưng vẫn đưa ra các thông tin gian dối với bị cáo Hằng, Sơn, Tuấn, để từ đó tạo lòng tin khiến nhóm Hằng phải đưa tiền. Sau khi nhận tiền, Hưng không "chạy án" như cam kết mà chiếm đoạt 800.000 USD.
Từ phân tích trên, HĐXX kết luận bị cáo Hoàng Văn Hưng cho rằng lời khai của Hằng, Tuấn, Sơn, đã đưa tiền cho bị cáo là một chiều, không khách quan là "không có cơ sở". Bởi theo HĐXX, ngoài lời khai của Hằng, Tuấn, cơ quan tố tụng còn thu thập lời khai của nhiều người khác, dữ liệu điện tử để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo.
"Hành vi của cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến tài sản của người khác, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng công an", HĐXX nhận xét và khẳng định bị cáo Hưng "không bị oan".
Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Hoàng Văn Hưng án tù "Chung thân" về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bị tuyên án tù chung thân
Bị cáo Phạm Trung Kiên (nguyên Thư ký một lãnh đạo Bộ Y tế) nhận hối lộ nhiều nhất với 253 lần, tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng, bị tuyên án chung thân.
Bị cáo Vũ Anh Tuấn, nguyên Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận hối lộ 49 lần, tổng số hơn 27,3 tỷ đồng đồng, xử phạt tù chung thân.
Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan
Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 32 lần, tổng số 25 tỷ đồng, phạ tù chung thân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên không đến tòa
Khi tòa bắt đầu làm việc, bị cáo Chử Xuân Dũng, cựu phó chủ tịch Hà Nội hai lần đứng lên giơ tay xin phát biểu, nhưng chủ tọa không đồng ý với lý do HĐXX đã nghị án và đưa ra phán quyết.
Trước khi đọc bản án, HĐXX thông báo danh sách nhân chứng và người liên quan được triệu tập, trong đó ông Đỗ Xuân Tuyên, Mai Tiến Dũng vắng mặt.
Sau khi đọc lý lịch, nhân thân của các bị cáo, thẩm phán phiên tòa đọc sang phần những người liên quan.
Các bị cáo đứng nghe tòa tuyên án. Ảnh: Như Ý
Theo thông tin được thẩm phán đọc tại tòa, trong nhóm những người liên quan có nhiều người vắng mặt, trong đó ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế và ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Các bị cáo đã nhận số tiền lớn so với thu nhập
Tóm tắt nội dung vụ án, thẩm phán cho biết, căn vào hồ sơ có trong vụ án, quá trình tranh tụng tại tòa, HĐXX nhận định, trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã tổ chức chuyến bay đưa công dân mắc kẹt từ nước ngoài về nước. Quá trình tổ chức, 25 cá nhân đại diện cho các bộ, ban ngành nhà nước, địa phương đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhận hối lộ từ doanh nghiệp với tổng số tiền hơn 161 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, các bị cáo hầu hết đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết, riêng Hoàng Văn Hưng cho rằng mình bị oan.
Đối với một số ý kiến bào chữa cho các bị cáo ở nhóm tội "Nhận hối lộ" cho thấy, nhóm này không đòi hỏi, không yêu cầu đưa tiền, việc các doanh nghiệp "gửi quà" chỉ nhằm mục đích "cám ơn".
Đối với nội dung bào chữa trên, HĐXX nhận xét quá trình thực hiện cấp phép các chuyến bay giải cứu, một số bị cáo là cựu cán bộ đã gây khó dễ, khiến các doanh nghiệp rơi vào thế bị động.
Đáng chú ý, các bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế); Vũ Anh Tuấn ( cựu cán bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an) là những người người trực tiếp đưa yêu cầu, sách nhiễu, buộc doanh nghiệp phải đưa tiền.
Đối với nhóm bị cáo tại Bộ Ngoại giao và các bộ ban ngành khác dù không đòi hỏi nhưng việc các cán bộ này trực tiếp gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp và nhận tiền. Sau khi nhận, các chuyến bay của doanh nghiệp mới được thực hiện.
"Như vậy, các bị cáo đại diện cho cơ quan doanh nghiệp đã nhận số tiền lớn so với thu nhập của công chức, viên chức. Sau khi nhận tiền, nhóm này không báo cáo cấp trên mà chiếm hưởng. Do đó, đây là hành vi này được xem là nhận hối lộ", HĐXX lập luận.
Cận cảnh các bị cáo vụ 'chuyến bay giải cứu' được dẫn giải tới tòa nghe tuyên án
Hội đồng xét xử bắt đầu tuyên án
Thẩm phán Vũ Quang Huy thay mặt Hội đồng xét xử bắt đầu tuyên đọc bản án dành cho 54 bị cáo. Những người trong phòng xử án được yêu cầu đứng lên nghe tuyên đọc bản án và giữ trật tự phiên tòa.
Sau 18 ngày xét xử và nghị án, dự kiến vào lúc 14h hôm nay, TAND TP Hà Nội tuyên án 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” về các tội “Đưa hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Phiên tòa tuyên án sớm 12 ngày so dự kiến ban đầu là 30 ngày. Đây là phiên tòa có số người tham gia được cho là nhiều nhất trong những đại án gần đây với 54 bị cáo, 105 luật sư, 46 người có quyền nghĩa vụ liên quan, 33 nhân chứng.
Nhiều người dân đứng phía ngoài cổng TAND TP Hà Nội lúc 13h.
Ghi nhận của phóng viên, trước khi diễn ra phiên tòa, lúc 13h, nhiều người dân tập trung ở phía cổng và phải xuất trình giấy tờ cần thiết để vào trong theo quy định.
Đoàn xe đặc chủng (14 xe) dẫn giải các bị cáo tới phiên tòa lúc 13h40 cùng ngày.
Cùng với đó, phía bên trong, lực lượng an ninh, kiểm tra, soi quét đồ đạc của những người tham dự phiên tòa.
Khoảng 14h, Thẩm phán, Chủ toạ phiên toà Vũ Quang Huy thông báo bắt đầu phiên toà. Đồng thời cho biết, sau khi nghị án, HĐXX đã thông qua bản án và ông sẽ thay mặt HĐXX đọc bản án. Vị chủ toạ phiên toà cũng yêu cầu người tham gia tố tụng giữ trật tự, nội quy trước khi bắt đầu.
Theo Thẩm phán Vũ Quang Huy, do bản án dài, nội dung bản cáo trạng đại diện Viện kiểm sát đã đọc đầu phiên toà nên không đọc lại.
Tiếp tục phiên toà, Thẩm phán Vũ Quang Huy đọc lý lịch các bị cáo...
Hình ảnh các bị cáo tại tòa.
Trong vụ án này, 21 bị cáo hầu hết là cựu quan chức phạm tội “Nhận hối lộ”; 23 người phạm tội “Đưa hối lộ”; 2 bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hối lộ”; 4 bị cáo phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; 4 bị cáo phạm tội “Môi giới hối lộ”.
Xuyên suốt quá trình xét xử, nhóm 21 bị cáo chủ yếu là các cựu quan chức phạm tội “Nhận hối lộ”, đều thành khẩn khai báo, bày tỏ thái độ ăn năn hối lỗi, mong tòa xem xét cho hưởng khoan hồng.
Trong số các bị cáo trên, Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) nhận hối lộ nhiều nhất với 253 lần, tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng. Viện kiểm sát đánh giá bị cáo Kiên có thủ đoạn trắng trợn nhất, nên đề nghị mức án tử hình.
Đối với nhóm 23 người phạm tội “Đưa hối lộ”, quá trình xét xử nhiều bị cáo cho rằng nguyên nhân họ vướng lao lý xuất phát từ việc bị nhóm cựu quan chức tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và Tổ công tác 5 Bộ nhũng nhiễu, gây khó khăn, ép phải đưa hối lộ. Khi nói lời sau cùng, nhiều bị cáo khóc nức nở mong tòa xem xét hoàn cảnh để tuyên mức án nhẹ nhất.
Ngoài ra, bị cáo Hoàng Văn Hưng Cựu trưởng Phòng 5, Cơ quan ANĐT (Bộ Công an) bị cáo buộc đã nhận số tiền 800.000 USD để “chạy án” cho Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng - là Phó tổng giám đốc và tổng giám đốc Công ty Blue Sky.
Quá trình xét xử, bị cáo Hưng chưa thể hiện rõ sự ăn năn hối cải, chưa khắc phục hậu quả do mình gây ra. Viện kiểm sát đề nghị mức án 19-20 năm tù đối với bị cáo Hưng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Về phía bị cáo Hoàng Văn Hưng, tại phiên tòa, Hưng phản bác toàn bộ quy kết của Viện kiểm sát; phản bác lời khai tại tòa của ông Nguyễn Anh Tuấn - Cựu PGĐ Công an TP Hà Nội, Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng. Đồng thời bị cáo Hưng khẳng định mình bị oan.
Dưới đây là một số hình ảnh dẫn giải các bị cáo.
Tuyên án 54 bị cáo trong vụ 'chuyến bay giải cứu'
An ninh siết chặt khi các bị cáo được dẫn giải đến.
Bị cáo Tô Anh Dũng
Bị cáo Trần Văn Dự
Bị cáo Hoàng Văn Hưng
Bị cáo Chử Xuân Dũng
Bị cáo Trần Văn Tân