Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào?

ĐỨC KHƯƠNG |

Cá voi sát thủ, còn gọi là cá heo đen lớn hay cá hổ kình, là một loài cá heo thuộc phân bộ cá voi có răng, họ hàng là cá heo đại dương.

Đây là phân loài cá voi lớn nhất trong họ. Ngoài ra chúng còn rất giỏi đe dọa các sinh vật khác, thậm chí còn dám cả gan bắt nạt cá mập trắng lớn được coi là hung thần đại dương.

Nói đến loài vật có hai màu đen và trắng thì chắc chắn loài nổi tiếng nhất trên đất liền là gấu trúc khổng lồ, nhưng ở dưới đại dương, cũng có một loài sở hữu màu sắc giống như gấu trúc khổng lồ, thậm chí "tính cách" của nó cũng có phần giống gấu trúc khổng lồ, và ngoại hình của chúng cũng rất đáng yêu, dễ thương. Không ai khác, chúng chính là loài cá voi sát thủ.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, đừng để bị đánh lừa bởi vẻ ngoài của nó, mặc dù chúng sở hữu vẻ ngoài rất dễ thương nhưng chúng không phải là một loài động vật hiền lành, hơn thế nữa, chúng còn được coi là hung thần dưới đại dương. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2019 cho thấy cá voi sát thủ rất giỏi đe dọa các sinh vật khác, thậm chí còn dám cả gan bắt nạt cá mập trắng lớn.

Dường như bà mẹ thiên nhiên cảm thấy chỉ như vậy thôi vẫn chưa đủ,bởi vậy loài vật này còn được sở hữu chỉ số IQ cực cao và đủ sức đánh bại nhiều loài sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Xét cho cùng, cá voi sát thủ hoàn toàn không phải là một sinh vật đơn giản.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 2.

Cá mập trắng to lớn trong mắt mọi người chắc hẳn là loài ăn thịt nguy hiểm, đồng thời là dã thú hung dữ nhất giữa đại dương. Đạo diễn lừng danh Steven Spielberg đã dùng tác phẩm "Jaws" để cho mọi người thấy sự tàn ác của loài cá mập. Thế nhưng dù độc ác là thế thì IQ của chúng cũng có hạn và chúng chỉ là hiện thân của sự khát máu và loài săn mồi đơn thuần.

Trong khi đó cá voi sát thủ lại là loài có IQ cao hơn (được xếp ngang hàng với các loài linh trưởng), chúng cũng là loài động vật biển có vú di chuyển nhanh nhất, với tốc độ tối đa có thể đạt tới 56 km/h. Đôi lúc chúng thích tấn công các loài vật khác ở trong tầm mắt chỉ để "giải trí" chứ không phải vì chúng đói. Và hiển nhiên, cá mập cũng được coi là đối tượng thường bị cá voi sát thủ chơi đùa giữa đại dương bao la.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 3.

Vào ngày 4 tháng 10 năm 1997, con người đã lần đầu tiên ghi nhận cá voi sát thủ tấn công cá mập trắng lớn. Hai con cá voi cái trưởng thành vừa giết chết một con sư tử biển California, trong khi chúng đang chơi đùa thì một con cá mập trắng lớn đực trưởng thành đã bị hấp dẫn bởi mùi máu.

Sự thèm ăn của con cá mập trắng lớn khiến cho nó bơi tới và muốn giật sư tử biển khỏi miệng cá voi cái! Thế nhưng dù sở hữu thể hình nhỏ hơn nhưng cá voi cái đã lao thẳng đến và tấn công con cá mập trắng và sau đó bị cá voi sát thủ giết chết một cách dễ dàng.

Trên thực tế, cá voi sát thủ rất rất kén ăn, chúng chỉ thích ăn nội tạng của những con mồi lớn và sau đó sẽ dùng phần cơ thể còn lại của con mồi để chơi đùa và dụ cá mập, khi cá mập xuất hiện chúng sẽ "trêu đùa" và tấn công con cá mập đến chết chỉ để "giải trí". Đặc biệt là cá voi sát thủ dù nhỏ hơn nhưng chúng không bao giờ đi 1 mình, và đây cũng là loài động vật có vú dưới đại dương có tập tính bầy đàn cao và rất giỏi trong việc hợp tác, tấn công theo nhóm. Khi đi thành mội đội, cá voi sát thủ có thể tấn công và ăn bất cứ loài động vật nào nếu chúng muốn.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 4.

Và cũng từng có những nghiên cứu chỉ ra rằng cá mập trắng lớn sẽ ngay lập tức bơi tránh ra chỗ khác khi thấy sự hiện diện của cá voi sát thủ. "Khi đối diện với cá voi sát thủ, cá mập trắng sẽ lập tức rời bỏ khu vực săn mồi ưa thích mà tránh đi chỗ khác, thậm chí có thể rời đi tới một năm sau mới quay lại, ngay cả khi con cá voi sát thủ chỉ bơi ngang chỗ nước đó mà thôi", nhà hải dương học Salvador Jorgensen công tác tại Công viên Hải sinh Vịnh Monterey cho hay.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 5.

Sự phân bố của cá voi sát thủ trong đại dương là rất rộng rãi, và sở thích của chúng cũng sẽ hơi khác nhau, tùy vào nơi sinh sống.

Cá voi sát thủ sống ở vùng biển gần Iceland có thể bị ảnh hưởng bởi người dân Iceland và chúng cũng thích ăn cá trích, ngay cả với cá trích đóng hộp, chúng cũng có thể thích ăn nó.

Khi tìm thấy một đàn cá, chúng sẽ cử một hoặc hai con cá voi sát thủ bởi trước để chia nhỏ đàn cá cho dễ kiểm soát. Sau đó bảy tám con cá voi sát thủ khác sẽ bơi vây quanh và từ từ đẩy đàn cá bị chia nhỏ tiến lên gần mặt nước và những con cá voi sát thủ đang chờ đợi từ trước sẽ tìm thời điểm thích hợp rồi làm choáng đàn cá bằng những con sóng.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 6.

Ngoài ra, cá voi sát thủ đi săn mồi không chỉ để cho no bụng, hơn thế nữa chúng còn biết chi phần và phân phát con mồi cho bạn đồng hành hoặc giấu con mồi trong các hang động trên biển để cất giữ. Từng có một ví dụ về loài cá voi sát thủ ở Nam Cực biết sử dụng "tủ lạnh" để bảo quản chim cánh cụt - chúng nhét những con chim cánh cụt bắt được vào các kẽ hở của tảng băng trôi để bảo quản con mồi.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 7.

Nam Cực, nơi được mệnh danh là thủ phủ của cá voi sát thủ, ở đây có nhiều "bang hội" cá voi sát thủ khác nhau.

Một số thích ăn chim cánh cụt, một số thích ăn cá, và mỗi banh hội sẽ có sở thích và kỹ năng săn mồi khác nhau, sự phân chia của chúng rất rõ ràng và chúng sẽ không cướp thức ăn của nhau.

Nhưng có lẽ nhóm cá voi sát thủ khôn ngoan nhất là bang hội thích ăn hải cẩu.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 8.

Như thường lệ, một đàn cá voi sát thủ tìm thấy mục tiêu - hải cẩu đang nghỉ ngơi trên tảng băng, khi đang tuần tra vùng biển của chúng. Những con cá voi sát thủ sẽ lặng lẽ quan sát và tiến lại gần.

Rồi đột nhiên, một làn sóng nước đánh vào tảng băng, tảng băng nổi đột nhiên tách ra thành vô số tảng băng nhỏ. Sau đó chúng sẽ từ từ tạo ra những con sóng lớn theo một chuyển động đều để tách riêng tảng băng có chứa con hải cẩu rồi những con sóng liên tiếp đập tan nơi trú ẩn cuối cùng của hải cẩu, hải cẩu rơi xuống nước và trở thành bữa ăn cho đàn cá voi sát thủ. Để có thể hình dung chi tiết hơn thì các bạn hãy xem ảnh dưới đây.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 9.

Tuy nhiên cá voi sát thủ cũng có kẻ thù chuyên phá thối các cuộc đi săn của chúng, đó là cá voi lưng gù. Đôi khi cá voi lưng gù sẽ đi theo một đàn cá voi sát thủ để quan sát, khi chúng săn mồi sắp thành công thì cá voi lưng gù sẽ tiến đến để cứu con mồi của chúng.

Điều đặc biệt là khi cá voi sát thủ săn mồi, cả khu vực sẽ tràn ngập âm thanh của cá voi sát thủ. Có vẻ như chúng đang thảo luận về chiến thuật và kế hoạch tấn công con mồi, nhưng thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà động vật học đã phân tích những âm thanh này và chúng có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược với những suy luận ban đầu.

Sự ồn ào của chúng thực chất toàn là những lời chế giễu lẫn nhau, những câu chửi thề lẫn nhau và mắng mỏ con mồi. Trong khi đó, cá voi lưng gù rất nhạy cảm với âm thanh của cá voi sát thủ và nó luôn có thể tìm thấy chính xác vị trí mà những con cá voi sát thủ săn mồi để đi tới phá thối.

Trên thực tế, cá voi sát thủ chẳng làm gì cá voi lưng gù cả, nhưng chúng lại thích giết cá voi lưng gù con và có thể chính điều này đã hình thành sự mâu thuẫn lâu đời giữa hai loài này.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 10.

Ngoài ra cá voi sát thủ cũng có nhiều "dân tộc" khác nhau, vì vậy chúng cũng có nhiều phương ngữ khác nhau. Khi hai đàn cá voi sát thủ gặp nhau, chúng thường phát ra những âm thanh để chào hỏi chúng như trao đổi kinh nghiệm săn bắt, và đôi khi là dạy nhau những câu chửi thề.

Cá voi sát thủ cũng có tập tính xã hội rất cao, chúng là loài động vật sống theo chế độ mẫu hệ, đơn vị cơ bản nhất trong xã hội của cá voi sát thủ thường sẽ có 5 - 6 thánh viên trong cùng một gia đình, hoặc những con có quan hệ họ hàng gần sẽ đi với nhau để tạo thành một công đồng, những cộng đồng có tổ tiên chung sẽ tạo thành các thị tộc. Mối quan hệ giữ các thành viên trong gia đình của cá voi sát thủ vô cùng khăng khít và cũng không thua kém gì xã hội của loài người.

Dù sống theo chế độ mẫu hệ, nhưng những con cá voi sát thủ đực sau khi trưởng thành vẫn có thể ở lại đàn của mình, và chúng chỉ tạm thời nhập vào một đàn khác để giao phối rồi sau đó lại quay trở về đàn của mình. Nhưng cá voi sát thủ cái sau khi trưởng thành có thể tự tách ra là xây dựng một đàn mới cho riêng mình.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 11.

Con đầu đàn thường là những con cá voi cái già, bởi chúng đã nắm vững kinh nghiệm và trí tuệ được gia đình tích lũy từ nhiều đời.

Những con cá voi cái già không chỉ có thể hướng dẫn cá voi con kiếm thức ăn mà còn có thể dạy những con cá voi cái non khác cách hoàn thành trách nhiệm của một người mẹ.

Và một số dữ liệu cho thấy các nhóm cá voi sát thủ do cá voi cái già dẫn đầu sẽ không dễ dàng bỏ rơi bạn tình khi không thể săn mồi.

Khi thức ăn khan hiếm nhất, chúng sẽ chia sẻ thức ăn với các thành viên trong gia đình và cùng nhau gánh chịu sức nặng của cuộc sống.

Ngoài việc giống con người về mặt xã hội, cá voi sát thủ còn rất gần gũi với con người về trí tuệ.

Một nghiên cứu vào năm 2004 đã chỉ ra rằng cấu trúc đã được giải mã của bộ não của cá voi sát thủ giống với cấu trúc của não người một cách đáng ngạc nhiên - Không chỉ có vỏ não gấp nếp cao mà còn có các vùng não tương tự với con người, đồng thời chúng cũng có các vùng não quan trọng và rất phát triển trong việc kiểm soát nhận thức và cảm xúc.

Cá voi sát thủ thực sự thông minh đến mức nào? - Ảnh 12.

Ngoài ra, mức độ thân thiết của loài động vật này với con người thậm chí còn khiến người ta quên mất hình ảnh "kẻ hung hãn dưới biển" của nó.

Trong môi trường hoang dã, chưa từng có ghi nhận nào về việc cá voi sát thủ tấn công con người, thậm chí chúng còn giúp đỡ những người bị rơi xuống nước. Ngay cả khi tàu đánh cá săn bắt cá voi con, cá voi cái mẹ cũng chỉ kêu gào chứ không tấn công lại.

Các nhà khoa học có nhiều cách giải thích khác nhau cho điều này.

Một số người cho rằng cá voi sát thủ có thực đơn cố định riêng, con người không sống ở biển sâu nên không có trong thực đơn của chúng. Để kiểm chứng điều này, các nhà khoa học đã sử dụng động vật trên cạn để làm thức ăn cho cá voi sát thủ và họ nhận thấy cá voi sát thủ không những ăn những loài này mà còn cảm thấy rất thích thú khi được ăn chúng. Do đó nhận định trên hoàn toàn sai lầm.

Trên thực tế, trong hầu hết các mô tả ban đầu đều coi cá voi sát thủ là một loại quái thú giết người, và con người bắt đầu coi chúng là sinh vật biển gần gũi và thân thiện với con người khi chúng bắt đầu xuất hiện tại các thủy cung.

Chính những bể cá siêu to khổng lồ đó đã khiến cho loài động vật này dần "hòa nhập" với xã hội con người. Và khi những con cái voi sát thủ trong thủy cũng được thả tự do, chúng sẽ liên tục trao đổi thông tin cho những cá thể ngoài tự nhiên và nhận định rằng con người không phải con mồi của chúng.

Ngoài ra, khi có con, cá mẹ sẽ dạy cá con tất cả mọi thứ về cuộc sống của giống loài mình, làm cách nào để sống sót và trưởng thành trong thế giới của chúng, đồng thời chúng cũng dạy lại cho cá con những kiến thức mà chính cá mẹ đã được truyền lại bởi mẹ của nó. Những thứ này không phải là kiến thức bản năng, mà đó là những thứ liên quan tới kinh nghiệm đã được học hỏi và truyền lại cho các thế hệ sau, để cho các thế hệ sau này không bị mắc phải những sai lầm mà thế hệ trước đã gặp phải. Bởi vậy có thể chúng đã nhận thức được rằng nếu gây hấn với con người thì sự diệt vong sẽ là điều hiển nhiên.

Cách dạy con cái của chúng ở cảnh giới hoàn toàn khác so với các loài động vật khác, chúng không chỉ dạy những kiến thức liên quan đến bản năng mà còn là kinh nghiệm sống được đúc kết qua từng thế hệ. Và sau tất cả, giờ thì bạn đã thấy sự thông minh của loài động vật này chưa?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại