Tường không chỉ trải dọc biên giới dài 840 dặm (1.352 km) với TQ mà cả đoạn 10 dặm (16 km) giáp Viễn Đông của Nga. Tổ hợp hàng rào-tường-bốt gác, khởi công từ 2020, lúc đỉnh đại dịch COVID-19.
Ngay từ năm 2021, từ Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, đã thấy hàng rào dựng ở cánh đồng ở Sinuiju của Triều Tiên. Đằng sau hàng rào là người Triều Tiên. Ảnh: Reuters/Tingshu Wang
Quy mô điều tra được Reuters lấy từ khá nhiều nguồn. Căn cứ nguồn của chính mình, bổn hãng phối hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury có trụ sở tại Monterey, Mỹ. Họ còn kiểm chứng từ bảy người đào tẩu, các nhà hoạt động, và các nhân vật chuyên theo dõi hoạt động biên giới.
Hệ thống tường-rào-bốt gác dày đặc khác thường. Dữ liệu chi tiết tới mức, chẳng hạn, ngày 16/11/2019, rẻo biên giới Triều Tiên - Nga hầu như trống trơn; đến 13/12/2022, xuất hiện hai lớp rào và dường như kèm trạm gác. “Đường truyền thống… đã kết thúc, trừ khi có thay đổi lớn”, Kim, mục sư Hàn Quốc từng giúp người Triều Tiên đào tẩu, nói. Reuters hỏi sứ quán Triều Tiên ở London, Anh, nhưng không được hồi âm.
Gây tranh cãi có lẽ là tường dựng lên để làm gì. Dễ thấy hơn cả dường như là chặn nạn đào tầu. Từ khi ông Kim lên nắm quyền năm 2011, số người Triều Tiên trốn ra nước ngoài giảm. Từ 2.706 người tới Hàn Quốc năm 2011, tới chỗ còn 1.502 năm 2012. Lúc bắt đầu làm tường-rào năm 2020, số đào tẩu sang Hàn là 229 và năm 2022 chỉ 67.
Chống vượt biên có vẻ ngược với chính sách của TQ. Dọc biên giới tự nhiên từ cửa sông Áp Lục trên vịnh Triều Tiên ở phía tây đến ngã ba Trung-Triều-Nga phía đông, TQ từng chủ động dựng rào từ 2003 sau khi nhiệm vụ tuần tra chuyển từ công an sang quân đội. Tuy thế, hàng rào chỉ lác đác, mỗi chỗ vài chục km và, tin rò rỉ ngày 7/12/2017 cho hay, TQ dựng trại đón người Triều Tiên ở huyện Trường Bạch, tỉnh Cát Lâm.
Điều ấy khiến câu hỏi mục đích thực sự của bức tường ngày càng dài dọc biên giới hữu nghị thêm bí hiểm.