Bức họa "xuyên không": Smartphone đã có từ hơn 160 năm trước?

Hoa Hướng Dương |

Một bức họa từ thế kỷ 19 nhưng khiến nhiều người kinh ngạc với hình ảnh hiện đại bên trong, sự thật bí ẩn này là gì?

Nhìn bức họa dưới đây bạn có nhận thấy điều gì khác lạ? Hay đó chỉ là một cô gái trong trang phục từ thế kỷ 19 đang bước đi trên một con đường mòn nhỏ ở làng quê, phía trước là một chàng trai đang chờ sẵn với một bông hoa trên tay.

Bức họa "vượt thời gian"

Đây là bức họa Die Erwartete (tiếng Anh là The Expected One, tạm dịch: Kẻ chờ đợi) được danh họa người Úc Ferdinand Georg Waldmüller vẽ những năm 1850 và hiện đang được trưng bày ở bảo tàng Neue Pinakothek, Munich, Đức.

Điều kỳ lạ ở đây là cô gái này đang chăm chăm nhìn vào một vật thể hình chữ nhật trên tay, trông giống như cô đang cầm trên tay một chiếc điện thoại thông minh vậy. Hành động rất giống với thói quen của nhiều người hiện nay dùng smartphone khi đi trên đường!

Bức họa xuyên không: Smartphone đã có từ hơn 160 năm trước? - Ảnh 1.

Bức họa với cô gái có dáng điệu như thể đang cầm một chiếc smartphone. Ảnh Hajotthu.

Bức họa xuyên không: Smartphone đã có từ hơn 160 năm trước? - Ảnh 2.

Hình ảnh cô gái cầm một vật giống điện thoại. Ảnh phóng to.

Sự thật về bức họa cô gái cầm "iPhone"...

Trong khi nhiều người nghĩ rằng đây là một bức họa "vượt thời gian" thì lời giải thích cho nó lại hợp lý hơn rất nhiều, thật ra trên tay cô gái chỉ là một vật trông giống với chiếc điện thoại ngày nay và cô gái đang chăm chú đọc nó mà thôi, một cuốn sách Thánh ca (Hymnbook).

Đôi nét về bức họa và tác giả:

Tác giả của bức tranh này là danh họa Ferdinand Georg Waldmüllerin, ông là họa sĩ nổi tiếng và quan trọng nhất trong thời kỳ Biedermeier ở Úc. Năm 1807 ông học tại Học viện Nghệ thuật Vienna (Úc) và tới năm 1811 thì dạy vẽ ở Count Gyulay, Croatia.

Xem video:

Một số bức họa của Ferdinand Georg Waldmüller. Nguồn: Youtube/Maria Certa

Năm 1817, ông quay lại Vienna và tập trung vào việc sao chép tranh của các họa sĩ bậc thầy và vẽ bức họa về nhà soạn nhạc đại tài Ludwig van Beethoven năm 1823. Nhưng sau đó ông chuyển sang vẽ phong cảnh tự nhiên và tỏ ra say mê cuồng nhiệt với thể loại này.

Năm 1919 ông trở thành giáo sư tại Học viện Nghệ thuật Vienna nhưng phong cách vẽ của ông lại trái ngược với học thuyết của Học viện nên năm 1857 ông đã bị buộc phải về hưu.

Bức họa cũng có tên khác là "Sunday Morning: (Buổi sáng chủ nhật), mô tả khung cảnh một chàng trai đang quỳ gối chờ đợi với 1 bông hoa trên tay để tạo bất ngờ với cô gái đang bước tới nhưng không để ý xung quanh vì bận đọc sách.

Bài viết được dịch từ nguồn: Dailymail, Cetusnews

Đọc tin tức khoa học, công nghệ mới nhất tại Soha. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline:
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên