Thủ đô Brussels của Bỉ - ngày trước khi diễn ra cuộc trưng cầu ý dân của Anh vào hôm Thứ năm về việc có nên tách ra khỏi Liên minh châu Âu, nhiều người ở đây đã tỏ ra lo sợ về quyết định này có thể dẫn đến sự sụp đổ của một trong những dự án chính trị tham vọng nhất kể từ thời của Để quốc La Mã Thần thánh.
Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu trên khắp lục địa đang hướng về viễn cảnh ra đi của nước Anh, khi họ muốn tách rời lãnh thổ của mình khỏi bờ biển trải dài đầy nắng của Bồ Đào Nha cho tới rừng taiga lạnh giá của Phần Lan.
Với những người ủng hộ Brexit đang tăng mạnh trên lục địa này, nước Anh có thể sắm vai là “người tiên phong.”
Từ những sự kiện lớn diễn ra ở châu Âu trong những năm gần đây như cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, sự gia hạn trừng phạt Nga của EU, hay gần đây hơn là cuộc khủng hoảng di cư lịch sử, các quan chức và chuyên gia cho rằng, Brexit có thể sẽ trở thành thách thức lớn nhất chưa từng có.
Sự ra đi của nước Anh cũng có thể phá vỡ mối quan hệ giữa EU và Washington, cướp đi cầu nối giữa Anh với Hoa Kỳ.
Hiện tại, ở châu Âu, Anh vẫn là một trong những bên ủng hộ toàn cầu hóa mạnh mẽ nhất và có thể mang đến tiếng nói mới cho những người ủng hộ chế độ bảo hộ nền công nghiệp trong nước.
Câu hỏi được đặt ra là liệu Brexit có thể châm ngòi cho phong trào thoát li khỏi EU ở những nước khác, nơi thể chế quản lý của Brussels vẫn rất không được ưa chuộng?
Vào thời điểm hiện tại, số lượng các nước có thể xem xét tới việc rút lui của mình khỏi Liên minh châu Âu là tương đối ít, bao gồm: Pháp, Đan Mạch, Hà Lan và một số nước khác. Nhưng các chuyên gia cảnh bảo rằng, diễn biến luôn có thể thay đổi đến không ngờ.
Ngay cả khi các quốc gia có thể xoa dịu được phong trào hoài nghi châu Âu đang nở rộ ở nước mình, các nhà ngoại giao cho rằng những ngày tháng mà các lãnh đạo được triệu tập ở Brussels để chung tay kết nối các nước thuộc EU có thể sẽ chấm dứt nếu như Anh rời khỏi liên minh này.
Một trong những người đang ngồi chiếc ghế cao nhất trong Liên minh châu Âu nói rằng ông đã sai khi nghĩ rằng nếu có thể phá bỏ những rào cản thương mại giữa các nước thì một sự thống nhất chính trị dưới lá cờ xanh và vàng của EU có thể theo đó hình thành.
Pascal Lamy, người từng là chánh văn phòng cho Jacques Delors, lãnh đạo của Ủy ban châu Âu từ 1985 đến 1995 và được coi là một trong những người định hình chính của EU hiện đại cho biết, “Chúng ta có quốc kỳ và cả quốc ca. Nhưng chúng ta không có nhiều thứ để hỗ trợ cho quốc kỳ và quốc ca đó.”
Lamy cho rằng tình trạng hỗn loạn này “là vô cùng thất vọng đối với những người sáng lập, những người nghĩ rằng họ đã giống như những nhà giả kim thuật thời Trung cổ. Họ nghĩ họ có thể biến viên đá của sự hội nhập kinh tế thành thỏi vàng của sự hội nhập chính trí.”
Những là phiếu “ra đi” đã bắt đầu đánh bật những phiếu “ở lại” trong những cuộc thăm dò ý kiến của Anh ở những tuần gần đây, những nhà ngoại giao của EU nói rằng cảm giác thỏa mãn của họ đã bị thay thế bằng sự lo lắng sâu sắc.
Hiện tại, áp lục về những cuộc trưng cầu dân ý đang qua eo biển nước Anh để tới phần còn lại của châu Âu. Một cuộc thăm dò của Ipsos MORI tháng trước đã cho thấy 55% cử tri Pháp và 58% cử tri Ý muốn những cuộc trưng cầu dân ý của riêng họ.
Sự giận dữ gia tăng đối với EU là sản phẩm của nhiều khuyến điểm, từ khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đến tính toán sai phản ứng của Nga và khủng hoảng tị nạn.
Trong khi đó, những người ủng hộ EU đôi khi phải gắng sức làm sao cho vừa lòng mọi người, cả những người có tư tưởng đối lập, đồng thời vẫn phải đạt được lợi ích. Một trong các khó khăn đó là do mối liên minh đã quá lớn, đa dạng và không còn một điểm thống nhất.
Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu cho biết họ sẽ áp dụng những điều khoản cứng rắng lên nước Anh nếu nước này chọn con đường rút lui, một phần vì họ lo sợ rằng khi để mọi việc diễn ra quá dễ dàng sẽ làm dấy lên phong trào hoài nghi sức mạnh và lợi ích từ việc gia nhập EU.
“Vào là vào, ra là ra,” Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble đã nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây ở Der Spiegel.
Ông dường như bác bỏ khả năng mà Anh có thể tiếp tục chính sách miễn thuế vào các quốc gia EU nếu nước này chọn quyết định rời khỏi liên minh, quan điểm này của ông ngược lại với một lập luận của những đối thủ EU ở Anh.
Tuy nhiên, ngay cả khi Anh chọn đường rút lui, Đức và phần còn lại của EU sẽ có những ưu đãi lớn để duy trì một mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với London và ngược lại.
Matthias Wissmann, chủ tịch của Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức đã lưu ý rằng gần một phần ba lượng ô tô mới được bán ở Anh – hay 810.000 chiếc – đã được sản xuất tại Đức. Và trong số gần 1,6 triệu xe sản xuất tại Anh năm 2015, thì 1,2 triệu chiếc đã được xuất khẩu.
“Nếu bạn thực sự nhìn vào chính sách và thực tế, phần lớn những gì EU làm hiện nay mang thương hiệu của Anh,” ông nói.