Với gần 2 km đường sắt chạy qua cầu Long Biên, mỗi ngày anh Nguyễn Giáp Khảo, công nhân tuần đường Cty CP đường sắt Hà Hải (Tổng Cty đường sắt Việt Nam - VNR) phải đi bộ để kiểm tra an toàn 12 giờ (1 ca). Do thời gian này nhiều hệ thống đảm bảo an toàn chưa được sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ nên mỗi khi đi anh phải mang thêm kìm, mỏ-lết để vặn những con ốc bị bong ra.
Anh Khảo cho biết, thông thường với những hiện tượng hư hỏng nhỏ, anh thường đánh dấu sau đó báo cho Cty cử tổ kỹ thuật đến xử lý. Nhưng do cầu đường sắt Long Biên đã nhiều năm tuổi nên các sự cố về lỏng, bong ốc vít, xô lệch tà vẹt, ván đệm... cần được xử lý ngay. | ||||
|
Tuy nhiên, khác với các lần bảo dưỡng, sửa chữa trước đây, từ đầu năm đến nay, do toàn bộ kinh phí bảo trì hệ thống an toàn đường sắt đang bị "tắc" tại Bộ GTVT nên công nhân kỹ thuật đến sửa chữa các hư hỏng chủ yếu là gia cố, hàn vá. Với việc hư hỏng các thanh tà vẹt, thay vì thay bằng những thanh mới, do chưa có kinh phí mua vật liệu nên cuối tuần qua, công nhân kỹ thuật Cty CP đường sắt Hà Hải phải khoan các vị trí đinh ghim mới để tận dụng. | |
|
Nhiều thanh dầm lan can trên cầu Long Biên hoen rỉ thế này
Với 5,5 km đường sắt qua tầng 1 cầu Thăng Long, nhiều thanh tà vẹt hư hỏng, mục ruỗng cũng được công nhân tuần đường phát hiện. | ||||
|
Anh Nguyễn Duy Cường, công nhân tuần đường ray Công ty CP đường sắt Hà Thái (VNR), thường xuyên đi tuần đường ray trên cầu Thăng Long cho biết, hiện có hàng chục thanh tà vẹt đã mục ruỗng, dùng tay có thể bóc từng lớp gỗ mục cần được thay thế khẩn cấp để không ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu. | |
Sau nhiều lần gia cố, hàn và nhưng cùng với đường tàu, hệ thống đảm bảo an toàn gao thông ở đường giao thông 2 bên cánh gà cũng gãy đỗ, sụt lún chưa được khắc phục. | |
Chuyên gia đường sắt cho biết, cũng giống như đường bộ, các khoản bảo trì cho đường sắt hàng năm theo quy định của nhà được trước sau gì cũng phải chi. Do vậy, việc chi này cần phải được nhanh chóng, kịp thời.
Điều này vừa giúp các đơn vị duy tu chủ động đưa ra các kế hoạch, giải pháp sửa chữa, tránh để phức tạp, phát sinh chi phí; vừa để ngân sách của nhà nước được sử dụng hiệu quả, đúng thời điểm.
“Để giải ngân được khoản bảo trì đường sắt năm 2021 có nhiều cách giải quyết và Chính phủ đã cho ý kiến cần linh động việc này, nếu cứ lấy các thủ tục hành chính ra để “ghè”, muốn thêm khâu trung gian sẽ là vô cảm, vô trách nhiệm với an toàn đường sắt và tài sản quốc gia”, ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội đánh giá.