Bộ trưởng Đức: Cắt đứt khí đốt Nga sẽ tự gây ra nhiều thiệt hại cho Đức hơn là cho Nga

Tất Đạt |

Việc Đức trừng phạt ngành năng lượng của Nga có thể khiến nước này chịu nhiều thiệt hại.

Ảnh: Andrey Rudakov/Bloomberg

Ảnh: Andrey Rudakov/Bloomberg

Đức chuẩn bị từ trước?

Theo Al Jazeera, một số nhà điều hành nhà máy điện của Đức cho biết họ đã chuẩn bị vài tháng trước khi các lệnh trừng phạt được công bố vào tuần trước. Họ nói rằng đó là vì hành vi đáng ngờ của Nga.

Tối muộn ngày 7/4, Liên minh châu Âu đã công bố gói trừng phạt thứ 5 đối với Nga. Bên cạnh việc xử phạt các cá nhân và hạn chế vận chuyển, gói trừng phạt của EU còn bao gồm lệnh cấm nhập khẩu than của Nga từ tháng 8 trở đi.

Alexander Bethe, chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu than của Đức, tiết lộ: "Thực ra chúng tôi đã thấy Nga giao hàng than chậm trễ kể từ tháng 9 năm ngoái".

"Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng đó là do COVID-19," ông nói với Al Jazeera. "Đó là những gì các đối tác Nga nói với chúng tôi."

Stephan Riezler, quản lý cấp cao của STEAG Group, một trong những nhà sản xuất điện lớn nhất ở Đức, nói thêm: "Sau đó, chúng tôi bắt đầu thấy những dấu hiệu về việc điều động binh sĩ ở vùng biên giới Nga."

Bộ trưởng Đức: Cắt đứt khí đốt Nga sẽ tự gây ra nhiều thiệt hại cho Đức hơn là cho Nga - Ảnh 1.

Vài người đi qua những toa xe chở đầy than tại ga đường sắt Zlobino ở thành phố Krasnoyarsk, Siberia của Nga Ảnh: Ilya Naymushin / Reuters

Do đó, một số công ty nhập khẩu than của Đức đã bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế từ nhiều tuần trước. Tuần trước, một cuộc thăm dò ý kiến của các công ty tiêu thụ than tại Đức cho biết 79% nói rằng họ có thể hoạt động mà không cần than của Nga.

Năm ngoái, Đức đã nhập khẩu 41,1 triệu tấn (37 triệu tấn) than.

Khoảng một nửa lượng than (dùng để sưởi ấm) và 3/4 lượng than hơi (dùng để sản xuất điện) của nước này đến từ Nga. Năm 2021, Đức trả cho Nga khoảng 2,4 tỷ USD tiền than. Tổng cộng, châu Âu mua khoảng 8 tỷ USD than từ Nga hàng năm.

Hầu hết số đó giờ sẽ được thay thế bằng các lô hàng từ các nước khác như Úc, Nam Phi và Indonesia. Giá sẽ cao hơn và phức tạp về hậu cần nhưng than từ Nga có thể được thay thế trong vòng vài tháng, theo một tuyên bố Đức hồi đầu tháng 3.

Tuy nhiên, cấm than của Nga được coi là lựa chọn dễ dàng nhất trong các biện pháp trừng phạt năng lượng của EU.

Mặc dù vòng trừng phạt thứ 5 này là bước đột phát trong việc cấm năng lượng từ Nga, nhưng nó cũng vấp phải chỉ trích chủ yếu vì không đề cập đến khí đốt và dầu mỏ đến từ Nga.

Châu Âu mua khoảng 21,84 triệu USD than từ Nga hàng ngày, nhưng chi tới 928 triệu USD mỗi ngày cho dầu và khí đốt của Nga.

Nhà ngoại giao hàng đầu châu Âu Josep Borrell cho biết EU đã trả cho Nga 38 tỷ USD cho năng lượng kể từ khi xung đột xảy ra.

Chính phủ Đức đang rơi vào tình thế đặc biệt khó khăn khi ra lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Cùng với một số quốc gia EU khác, bao gồm Hungary và Áo, Đức đã do dự về việc áp đặt một lệnh cấm vận toàn diện.

Than của Nga chiếm khoảng 4,5% nguyên liệu đầu vào năng lượng chính của Đức, dầu của Nga khoảng 10,5% và khí đốt của Nga khoảng 15%.

Thiệt hại với kinh tế Đức

Bộ Kinh tế liên bang cho biết chính phủ Đức sẵn sàng loại bỏ hoàn toàn năng lượng của Nga, nhưng có thể mất một thời gian - Bộ này cho biết trong một tuyên bố vào tháng trước.

Đức cho biết họ muốn loại bỏ toàn bộ lượng than xuất khẩu của Nga và vào cuối năm nay, nước này sẽ không nhập khẩu dầu của Nga nữa; EU cho biết sắp tới họ sẽ xem xét các hạn chế đối với dầu của Nga.

Tuy nhiên, việc thoát ly khỏi khí đốt của Nga có thể sẽ cần đến giữa năm 2024. Không giống như than hoặc dầu, việc định tuyến lại khí tự nhiên sẽ khó khăn hơn.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết: "Khí đốt không thể thay thế trong ngắn hạn. Chúng tôi sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho bản thân hơn là cho họ."

"Vẫn còn quá sớm cho một lệnh cấm vận năng lượng," Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, giải thích. "Hậu quả kinh tế và xã hội sẽ còn quá nặng nề."

Trong vài tuần qua, đã có một cuộc tranh luận sôi nổi ở Đức về mức độ thiệt hại khi tiến tới một lệnh cấm vận toàn diện năng lượng Nga.

Chính phủ Đức hiện đang khuyến khích các hộ gia đình tiết kiệm năng lượng, lưu ý rằng 1/5 nhu cầu khí đốt có thể giảm chỉ đơn giản bằng cách thay đổi thói quen.

Một cuộc thăm dò được công bố vào giữa tháng 3 cho biết 44% người Đức tin rằng lệnh "cấm nhập khẩu năng lượng của Nga ngay lập tức" là một ý tưởng hay.

Hôm 11/4, OPEC nói với Liên minh châu Âu rằng các lệnh trừng phạt hiện tại và tương lai đối với Nga có thể gây ra một trong những cú sốc về nguồn cung dầu tồi tệ nhất từ trước đến nay và sẽ không thể thay thế những khối lượng đó, đồng thời thông báo rằng OPEC sẽ không bơm thêm dầu nữa.

Các quan chức Liên minh châu Âu đã hội đàm tại Vienna với đại diện của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ trong bối cảnh EU kêu gọi OPEC tăng sản lượng và khi EU xem xét các biện pháp trừng phạt tiềm năng đối với dầu của Nga.

Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết: "Chúng tôi có khả năng bị mất hơn 7 triệu thùng / ngày dầu xuất khẩu và các chất lỏng khác của Nga do các lệnh trừng phạt hiện tại và tương lai hoặc các hành động tự nguyện khác", Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại