15. “Zenit-21XS” – chiếc máy ảnh gương lật khổ nhỏ một vật kính với bộ điều khiển phơi sáng bán tự động do hợp tác xã cơ-quang Belarus sản xuất trong những năm 1990. Máy cho ra khổ ảnh 24 × 36 mm.
16. Rất ít người biết rằng nhiều chiếc máy nổi tiếng thế giới cũng được sản xuất cả ở Liên Xô. Trong ảnh là chiếc máy ảnh Polaroid 636 Closeup được liên doanh "Svetozor" (Moscow) sản xuất ở Liên Xô và Nga trong những năm 1989-1999 theo giấy phép của công ty Polaroid (Mỹ).
17. Máy quay phim “Druzhba” được sản xuất trong thời kỳ 1960-1974. Đây là một trong những máy quay phim phổ biến nhất lúc bấy giờ, và phần lớn các bộ phim của Liên Xô được quay bằng máy quay này.
18. “Agat” là chiếc máy tính cá nhân 8-bit đầu tiên của Liên Xô được phát triển vào năm 1981-1983 và sau đó được sản xuất hàng loạt năm 1984. Nó được định hướng tập trung vào phục vụ cho giáo dục. Cho đến tận năm 1994 thì Nga mới dừng sản xuất “Agat”.
19. “Dubna 48K” - máy tính gia đình của Liên Xô, được bán ra thị trường vào năm 1987. Người ta coi nó là một bản sao của ZX Spectrum 48 đến từ nước Anh. “Dubna 48K” có bộ vi xử lý tương tự 8-bit Zilog Z80, xung nhịp 1,875 MHz.
20. Gamepad (joystick) “Vesta IM-01” phục vụ chơi game với máy tính cá nhân gia đình PK8000 “Vesta”, “Vesta IK-30” và các model khác. Nó được sản xuất vào thời kỳ cuối 1980 đến đầu những năm 1990.
21. “Turnir” – đầu máy chơi game cắm tivi do Liên Xô sản xuất năm 1978. Người chơi có thể chọn các trò chơi được tích hợp sẵn như bóng đá, khúc côn cầu, v.v.
22. “Desna” – máy nghe/ghi âm băng từ đầu tiên của Liên Xô do nhà máy điện tử “Proton” (thành phố Kharkov) sản xuất vào năm 1969.
Phải đến gần 10 năm sau, máy nghe nhạc Walkman TPS-L2 của Sony mới được bán ra tại thị trường Nhật Bản vào ngày 1 tháng 7 năm 1979 và làm nên thương hiệu Walkman lừng danh. Thật đáng tiếc cho đội Liên Xô vì đã không chớp được thời cơ.
23. Máy tính cầm tay “Elektronika B3-34” sản xuất năm 1983 là máy tính lập trình được của Liên Xô có bộ nhớ dùng cho kỹ thuật và tính toán khoa học.
24. “Elektronika MK-52” (1985) máy vi tính đầu tiên với bộ nhớ ghi/xóa được mà không phụ thuộc vào nguồn điện, giúp lưu giữ các chương trình khi ngắt nguồn.
25. “Elektronika MS 6313” - máy in ma trận của Liên Xô. Giá của nó vào đầu năm 1991 là 2205 rúp (tầm 60-70 USD theo tỷ giá hối đoái lúc bấy giờ), tương đương 123,7 USD hiện tại.
Máy có hai giao diện: IRPR song song / IRPR-M và nối tiếp “chân cắm C2”
26. Máy chơi game cầm tay “Mickey Mouse” (“Elektronika 24-01”) là một trong những máy chơi game Liên Xô đầu tiên với màn hình tinh thể lỏng. Nó được sản xuất bởi thương hiệu “Elektronika” - tương tự như trò chơi “Hãy đợi đấy”.
27. Game thùng Xô Viết “Hải chiến”, “Phát súng thành công” từng rất phổ biến hồi những năm 1980. Trong ảnh là những thanh niên Liên Xô đang chăm chú chơi game thùng tại Công viên Văn hóa và Thư Giãn Trung tâm A.M. Gorky, ảnh chụp năm 1986 bởi RIA "Novosti".
28. Trò chơi “Hãy đợi đấy!” (“Electronika IM-02”) từng là ước mơ của tất cả các trẻ em Liên Xô (và cả một số người lớn nữa) thập niên 1980. Cách chơi giống với một số trò "hứng trứng" ngày nay, bạn phải điều khiển cho sói hứng được càng nhiều trứng do gà đẻ ra càng tốt.
Nó được sản xuất vào năm 1984 nhưng rất ít người biết rằng trò chơi này là bản sao không chính thức của Nintendo EG-26 Egg từ series Nintendo Game & Watch. Máy sử dụng bộ vi xử lý: KB1013.
29. Đầu phát video rất nổi tiếng “Elektronika VM-12” – sản phẩm đầu tiên của Liên Xô sử dụng băng hình từ định dạng VHS tiêu chuẩn.
Đầu máy Elektronika VM-12 tại bảo tàng kỹ thuật dân dụng
Dây chuyền sản xuất một số bộ phận thành phần của VM-12 được Liên Xô mua lại của Nhật Bản.