Bỏ gấp thói quen dùng điện thoại, máy tính này nếu không muốn bị đau nhức vai gáy, thoát vị đĩa đệm

KV |

Theo các chuyên gia, việc cúi đầu sử dụng điện thoại hoặc máy tính trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ đau vai gáy và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm.

Bỏ gấp thói quen dùng điện thoại, máy tính này nếu không muốn bị đau nhức vai gáy, thoát vị đĩa đệm- Ảnh 1.

Phần lớn mọi người khi sử dụng điện thoại hay máy tính thường xuyên rơi vào tình trạng cúi đầu và chỉ sử dụng một tay để cầm thiết bị và thao tác, hoặc dùng chuột. Thói quen này, nếu kéo dài, không chỉ gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến cổ, vai và cột sống, mà còn dẫn đến đau nhức cơ xương khớp, bao gồm cả cổ tay và các ngón tay.

Việc liên tục cúi đầu để nhìn vào màn hình điện thoại hay máy tính trong thời gian dài có thể khiến cơ cổ trở nên cứng và căng. Điều này do các cơ cổ phải chịu đựng áp lực tăng lên đáng kể, với trọng lượng có thể tăng gấp đôi hoặc hơn. Các cơ vai và dây chằng ở vùng cổ vai gáy cũng chịu sức ép tương tự và có nguy cơ bị kéo căng. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể dẫn đến hội chứng đau cổ vai gáy.

Bỏ gấp thói quen dùng điện thoại, máy tính này nếu không muốn bị đau nhức vai gáy, thoát vị đĩa đệm- Ảnh 2.

Thêm vào đó, việc cúi đầu quá mức còn có thể làm thay đổi đường cong tự nhiên của cột sống cổ, có thể dẫn đến các vấn đề như viêm xương khớp hoặc trượt đĩa đệm.

Theo Ths.Vũ Xuân Phước, Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ trên Báo Đầu Tư, thoái hóa cột sống cổ là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi. Bệnh tiến triển tùy theo từng độ tuổi và các giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những biến đổi khác nhau.

Những người mắc phải hội chứng đau cổ vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ, hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường có các triệu chứng chung bao gồm đau cổ vai gáy, cổ cứng, đau đầu, đau tăng khi xoay hoặc cúi đầu, cảm giác tê bì ở vùng cổ vai gáy có thể lan xuống lưng hoặc tay. Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng hơn, có thể gặp phải tình trạng tê bì ngón tay hoặc teo cơ, ảnh hưởng đến chức năng của chi trên.

Bỏ gấp thói quen dùng điện thoại, máy tính này nếu không muốn bị đau nhức vai gáy, thoát vị đĩa đệm- Ảnh 3.

Các triệu chứng khác như chóng mặt, ngáp, nấc có thể xuất hiện khi lớp sụn khớp ở các đốt sống C1 - C2 hoặc C4 bị tổn thương.

Nhiều bạn trẻ thường không coi trọng các triệu chứng đau nhức xương khớp, nghĩ rằng chúng sẽ tự hết. Tuy nhiên, những cơn đau này lại có thể là lời cảnh báo về các vấn đề sức khỏe xương khớp tiềm ẩn.

Để phòng tránh vấn đề này, các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyên rằng nên duy trì một tư thế đứng và ngồi tốt với lưng thẳng, mang lại lợi ích cho toàn cơ thể và hỗ trợ một lối sống lành mạnh, hạnh phúc hơn. Cần lưu ý đến việc đứng thẳng, vai thẳng hàng với hông, không được thõng lỏng hay đẩy ra phía sau. Đầu cần giữ cho thẳng và ngang tầm với sàn nhà, trọng tâm cơ thể nên ở giữa lòng bàn chân, hai chân mở rộng bằng vai, và cánh tay thả lỏng tự nhiên ở hai bên cơ thể.

Ngoài ra, mỗi người nên duy trì việc vận động và tập luyện như bơi lội, đạp xe, đi bộ, thực hành các bài tập thể dục nhẹ nhàng và dưỡng sinh.

Bỏ gấp thói quen dùng điện thoại, máy tính này nếu không muốn bị đau nhức vai gáy, thoát vị đĩa đệm- Ảnh 4.

Trong lúc tập luyện, cần lưu ý giữ tư thế chuẩn xác để bảo vệ khớp, tránh các tình trạng không tốt như nằm hoặc ngồi lâu, leo thang bộ hay đứng một chỗ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tuần hoàn và khớp bị cứng lại. Khi làm việc văn phòng, nhớ ngồi thẳng lưng và tránh ngồi gập người.

Bên cạnh đó, cũng nên tránh các bài tập quá sức, cần kiểm soát cân nặng và đảm bảo hấp thụ đủ lượng vitamin D từ ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.

Quan trọng hơn, thay vì ngồi làm việc không ngừng nghỉ 3-4 tiếng, hãy dành ra từ 5-10 phút sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng để đứng lên vận động, giúp cơ thể linh hoạt hơn.

Khi gặp những dấu hiệu đau nhức ban đầu ở vùng vai, lưng, gót chân hay các khớp, cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời, tránh tự ý sử dụng thuốc giảm đau không theo chỉ định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại