Vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Trung Quốc dần chịu ảnh hưởng của phương Tây. Người nước ngoài đem đến nhiều phát minh, đổi mới và trong số đó bao gồm máy ảnh. Không ít hình ảnh lưu lại lịch sử Trung Quốc cuối thời đại phong kiến đã được lưu giữ lại cho đến ngày nay. Chúng là minh chứng đặc sắc, sống động nhất cho một thời đại đầy biến động, thăng trầm đã qua.
Hình ảnh trong một phòng khám nha khoa khi em bé Trung Quốc được các bác sĩ người Tây nhổ răng. Ban đầu khi nền y học phương Tây mới du nhập vào, người dân Trung Quốc còn tồn tại nhiều hiểu nhầm, bài xích. Nhưng theo thời gian, người Trung Quốc nhận thấy rằng thuốc Tây cũng có thể chữa được bệnh và dần được mọi người chấp nhận.
Bức ảnh này được chụp năm 1902, là minh chứng của một đám cưới Đông - Tây giao hòa cuộc hôn nhân xuyên biên giới giữa người Trung Quốc và người phương Tây. Vào thời đó, việc lấy người ngoại quốc, nhất là chồng Trung Quốc cưới vợ Tây vẫn là điều hiếm gặp và gây chú ý cũng như nhiều tranh cãi.
Tháng 12 năm 1881, tuyến điện báo Thiên Tân - Thượng Hải được khai trương. Khi đó, các nhân viên làm việc trong trung tâm điện báo đều là những người đi du học nước ngoài trở về, thành thạo tiếng nước ngoài, có thể nói là đại diện cho nền khoa học kỹ thuật tiên tiến của Trung Quốc thời bấy giờ.
Bức ảnh chụp tập thể một gia đình quý tộc lớn vào cuối thời nhà Thanh với rất nhiều vợ lẽ và nhiều con cháu. Cả người lớn và trẻ em đều mặc quần áo lộng lẫy và có dáng người béo tốt, trong khi đây là thời kỳ nghèo đói, nhiều người bình thường chỉ có thể sống trong cảnh khốn khó.
Trong khi đó, đây là bức ảnh chụp tầng lớp người dân lao động bình thường. Một người phụ nữ ăn mặc rách rưới, vẻ ngoài phờ phạc đang gánh 2 con trong 2 chiếc thúng. Những đứa trẻ ngồi ngoan ngoãn trong thúng để mẹ bận rộn bán hàng.
Những người này không phải là ăn xin hay người vô gia cư mà là người dân bình thường khá phổ biến trong xã hội thời bấy giờ. Họ ăn mặc rách rưới, đôi mắt đờ đẫn, thân hình tiều tụy, suy dinh dưỡng nặng. Khi đó, ước muốn duy nhất của nhiều người chỉ là có được một bữa no.
Đường phố cuối thời nhà Thanh náo nhiệt hơn nhiều so với hình dung của nhiều người. Hai người bên trái là phụ nữ Mãn Châu, mặc trang phục chuẩn truyền thống, chân đi kỳ hài. Loại giày này làm bằng gỗ, đế cao từ 5-15 cm, có thể nói là giày cao gót thời bấy giờ.
Bức ảnh này được chụp vào năm 1901. Một người nước ngoài đã đưa con trai của mình và một đứa trẻ Trung Quốc ngồi cạnh nhau và chụp bức ảnh này để so sánh con người Trung Quốc và phương Tây. Có thể thấy, đứa trẻ người Tây có biểu cảm dạn dĩ hơn vì đã quen với ống kính máy ảnh.
Bức ảnh có màu sinh động và sắc nét chụp lại cảnh sinh hoạt ở Phủ Điền, Phúc Kiến, được chụp vào cuối thời nhà Thanh.
Hình ảnh được chụp trong một gia đình quý tộc giàu có. Người đàn ông bên phải nhiều khả năng là thiếu gia, đang hút thuốc phiện, nằm cạnh người vợ mặc sườn xám với ánh mắt đầy hoang mang và suy sụp.
Người đàn ông đang dắt một con lợn này thực chất là một chú rể. Đây là một trong những phong tục cưới hỏi của người Côn Minh xưa. Vào ngày đón dâu, người đàn ông phải lùa một đôi lợn (hoặc cừu) sống đến nhà người phụ nữ. Đôi khi lợn không chịu đi nên người ta phải dùng roi để xua đuổi, nên dân gian thường gọi tục này là "lợn roi".