Bộ ảnh quyền lực: Tên lửa đẩy mạnh nhất Trung Quốc vừa phóng sứ mệnh "chưa nước nào dám thử"

Trang Ly |

Hằng Nga 6 (Chang'e-6) đang là cái tên thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu thiên văn toàn cầu.

Chiều tối ngày 3/5/2024, Trung Quốc phóng thành công tàu thăm dò vũ trụ Chang'e-6 (Hằng Nga 6) nhằm thực hiện sứ mệnh thu thập và mang các mẫu từ phía xa bí ẩn của Mặt trăng về Trái đất nghiên cứu – nỗ lực đầu tiên trong lịch sử thám hiểm Mặt trăng của loài người.

Để đảm bảo thành công của Hằng Nga 6 ngay từ bước đầu tiên, Trung Quốc đã chọn Trường Chinh 5 - Hệ thống tên lửa đẩy hiện mạnh nhất của nước này - để phóng Hằng Nga 6 tiến thẳng đến Mặt trăng.

Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đã thực hiện bộ ảnh đầy ấn tượng về khoảnh khắc Trường Chinh 5 nâng con tàu thăm dò nặng hơn 8 tấn lên không trung.

Bộ ảnh quyền lực: Tên lửa đẩy mạnh nhất Trung Quốc vừa phóng sứ mệnh

Hình ảnh tên lửa Trường Chinh 5 sẵn sàng trước giờ phóng tại Bãi phóng Không gian Văn Xương trên bờ biển tỉnh đảo Hải Nam phía nam Trung Quốc. Ảnh: CNSA

Bộ ảnh quyền lực: Tên lửa mạnh nhất Trung Quốc vừa phóng sứ mệnh

Trường Chinh 5 là phương tiện phóng hạng nặng được phát triển bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Ảnh: CNSA

Bộ ảnh quyền lực: Tên lửa mạnh nhất Trung Quốc vừa phóng sứ mệnh

Theo CNSA, khả năng tải trọng của Trường Chinh 5 là 25 tấn đối với Quỹ đạo Trái đất tầm thấp (LEO) và 14 tấn đối với Quỹ đạo chuyển dịch địa tĩnh (GTO). Ngoài ra, tên lửa đẩy hiện mạnh nhất Trung Quốc có khả năng phóng các loại tàu khác nhau như trạm vũ trụ và tàu thăm dò Mặt trăng... Ảnh: CNSA

Bộ ảnh quyền lực: Tên lửa mạnh nhất Trung Quốc vừa phóng sứ mệnh

5:27 chiều ngày 3/4, Trường Chinh 5 phóng lên vũ trụ. 37 phút sau khi cất cánh, Hằng Nga 6 sẽ tách khỏi tên lửa và đi vào quỹ đạo chuyển dịch Trái đất-Mặt trăng theo kế hoạch, có độ cao cận điểm là 200 km và độ cao viễn điểm khoảng 380.000 km. Ảnh: CNSA

Bộ ảnh quyền lực: Tên lửa đẩy mạnh nhất Trung Quốc vừa phóng sứ mệnh

Sau khi tới Mặt trăng, Hằng Nga 6 sẽ hạ cánh nhẹ nhàng ở phía xa. Địa điểm mà Hằng Nga 6 đổ bộ và thu thập mẫu vật là lưu vực Nam Cực-Aitken (SPA) ở phía xa của Mặt trăng.Lưu vực SPA khổng lồ được hình thành do một vụ va chạm thiên thể hơn 4 tỷ năm trước và có đường kính 2.500 km, tương đương khoảng cách từ Bắc Kinh đến Hải Nam và có độ sâu khoảng 13 km. Các nhà khoa học cho biết đây là miệng hố va chạm lâu đời nhất và lớn nhất trên Mặt trăng và trong Hệ Mặt trời, đồng thời nó có thể cung cấp thông tin sớm nhất về Mặt trăng. Ảnh: CNSA

Bộ ảnh quyền lực: Tên lửa đẩy mạnh nhất Trung Quốc vừa phóng sứ mệnh

Trong vòng 48 giờ sau khi hạ cánh, một cánh tay robot sẽ được mở rộng để xúc đá và đất trên bề mặt Mặt Trăng và một mũi khoan sẽ khoan xuống lòng đất. Công việc khám phá khoa học khác cũng sẽ được thực hiện đồng thời. Ảnh: CNSA

Bộ ảnh quyền lực: Tên lửa mạnh nhất Trung Quốc vừa phóng sứ mệnh

Hằng Nga 6 mang theo bốn dụng cụ khoa học được phát triển thông qua hợp tác quốc tế, mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà khoa học thế giới và kết hợp chuyên môn của con người trong việc khám phá không gian. Ảnh: CNSA

Yang Wei, nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cho biết, hơn 300 kg mẫu Mặt trăng đã được thu thập trong suốt 10 sứ mệnh do Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc thực hiện, và tất cả đều được thu thập từ phía gần của Mặt trăng.

Điều này cho thấy, việc hạ cánh và di chuyển ở phía xa Mặt trăng đầy rẫy khó khăn và căng thẳng đến mức nào.  Hằng Nga 6 phải đối mặt với những rủi ro đáng kể do địa hình gồ ghề ở phía xa, đặt ra những thách thức lớn cho việc hạ cánh của nó.

Dẫu vậy, nếu thu thập mẫu vật phía xa thành công, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực mà chưa từng có nước nào trên thế giới dám thử và làm được.

Tham khảo: Tân Hoa Xã, CNSA


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại