Bộ ảnh không thể quên về dịch sởi tại Việt Nam năm 2014

B.T |

Cùng nhìn lại bài học đau xót từ cái chết của hơn 100 trẻ trong dịch sởi năm 2014 để thấy, việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện là vô cùng quan trọng.

Bộ ảnh không thể quên về dịch sởi tại Việt Nam năm 2014 - Ảnh 1.

Từ đầu năm 2014, một số lượng lớn các ca nhiễm sởi đã lan rộng khắp Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, số ca mắc sởi đã lên đến 1.280 ca, trong đó có trên 100 ca tử vong do các biến chứng liên quan đến sởi. Photo: UN Viet Nam/2014/Truong Viet Hung.

Bộ ảnh không thể quên về dịch sởi tại Việt Nam năm 2014 - Ảnh 2.

Nhiều trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị các bệnh bẩm sinh như: bệnh tim, rối loạn chuyển hóa và các dị tật. Photo: UN Viet Nam/2014/Truong Viet Hung.

Bộ ảnh không thể quên về dịch sởi tại Việt Nam năm 2014 - Ảnh 3.

Những trẻ có bệnh lý bẩm sinh bị nhiễm bệnh sởi có nguy cơ gặp những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe như viêm phổi, tiêu chảy và viêm não. Photo: UN Viet Nam/2014/Truong Viet Hung.

Bộ ảnh không thể quên về dịch sởi tại Việt Nam năm 2014 - Ảnh 4.

Các bác sỹ ở Bệnh viện Nhi Trung ương trao đổi về các ca bệnh tại khoa chăm sóc đặc biệt ICU mới được thành lập để điều trị những trẻ bị nhiễm bệnh sởi nặng. Photo: L Ngo-Fontaine/WHO Viet Nam.

Bộ ảnh không thể quên về dịch sởi tại Việt Nam năm 2014 - Ảnh 5.

Nhiều trẻ nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương dưới 9 tháng tuổi và hơn 50% là đến từ Hà Nội. Photo: UN Viet Nam/2014/Truong Viet Hung.

Bộ ảnh không thể quên về dịch sởi tại Việt Nam năm 2014 - Ảnh 6.

Bé Phát, 11 tháng tuổi, đã mất người em song sinh của mình cách đây hai tuần do bị biến chứng bệnh sởi. Hiện tại bé đang dần hồi phục bệnh viêm phổi. Photo: UN Viet Nam/2014/Truong Viet Hung.

Bộ ảnh không thể quên về dịch sởi tại Việt Nam năm 2014 - Ảnh 7.

Với sự hỗ trợ của Chính phủ, một khoa chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhi mắc bệnh sởi mới được thành lập trong bệnh viện nhằm giảm quá tải và cho phép phụ huynh có thể chăm sóc con mình. Photo: UN Viet Nam/2014/Truong Viet Hung

Bộ ảnh không thể quên về dịch sởi tại Việt Nam năm 2014 - Ảnh 8.

Hơn 86% trẻ nhiễm bệnh sởi ở Việt Nam chưa được tiêm chủng hoặc không biết trẻ đã được tiêm phòng hay chưa. Tiêm chủng định kỳ là biện pháp dự phòng quan trọng nhất mà người dân có thể làm để tự bảo vệ mình và con của họ. Photo: UN Viet Nam/2014/Truong Viet Hung.

Bộ ảnh không thể quên về dịch sởi tại Việt Nam năm 2014 - Ảnh 9.

Vì vi rút sởi rất dễ lây nhiễm nên khi nó xâm nhập vào một nơi đông người như bệnh viện, sẽ rất khó cách ly bệnh nhân và ngăn chặn sự lan truyền của bệnh sởi. Bộ Y tế đã huy động thêm thiết bị và nhân lực nhằm giúp kiểm soát nhiễm khuẩn và điều trị bệnh nhân sởi ở bệnh viện. Photo: UN Viet Nam/2014/Truong Viet Hung.

Bộ ảnh không thể quên về dịch sởi tại Việt Nam năm 2014 - Ảnh 10.

Các bác sĩ và các y tá đang làm việc suốt ngày đêm để kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi và làm giảm độ nặng của bệnh cũng như tử vong. WHO và UNICEF đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế ngay từ khi những ca sởi đầu tiên được báo cáo ở Việt Nam. Các chuyên gia của WHO đang cung cấp hỗ trợ về giám sát dịch bệnh của bệnh nhân ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Photo: UN Viet Nam/2014/Truong Viet Hung

Nội dung được lấy từ nguồn Wpro.who.int

Xem thêm:

Triệu chứng của bệnh sởi - hướng dẫn chi tiết cách nhận biết


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại