Bloomberg: Việt Nam lọt tốp đầu thế giới về tốc độ phổ biến tiền số

Nguyễn Hải |

Ngoài Việt Nam, các quốc gia còn lại là Ấn Độ, Pakistan và Ukraina.

Theo báo cáo của hãng phân tích tiền mã hóa Chainalysis, tốc độ phổ biến tiền mã hóa giữa các nhà đầu tư cá nhân trên toàn cầu đang gia tăng chóng mặt trong năm vừa qua. Dựa vào các yếu tố như khối lượng giao dịch ngang hàng và giá trị nhận được, Chainalysis cho biết, tốc độ phổ biến tiền mã hóa trên toàn cầu đã tăng 881% trong vòng 12 tháng vừa qua.

Hãng này nhận thấy, các quốc gia với thị trường tổ chức dù rất quan trọng nhưng muốn làm nổi bật hơn các quốc gia có số lượng các nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn nhất trên thị trường tiền mã hóa. Không những thế, họ muốn tập trung hơn vào các mục đích sử dụng tiền mã hóa để giao dịch và tiết kiệm cá nhân, hơn là đầu cơ và trao đổi.

Bloomberg: Việt Nam lọt tốp đầu thế giới về tốc độ phổ biến tiền số - Ảnh 1.

Với tiêu chí này, đứng tốp đầu trong danh sách của Chainalysis là các quốc gia Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Ukraina.

"Ở các thị trường mới nổi, nhiều người chuyển hướng sang sử dụng tiền mã hóa để làm khoản tiết kiệm khi đối mặt với việc đồng tiền mất giá, gửi và nhận kiều hối cũng như thực hiện các giao dịch kinh doanh." Chainalysis cho biết trong báo cáo của mình. Bên cạnh đó, "việc chấp thuận tiền mã hóa ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á trong năm qua cũng đã được hỗ trợ bởi phần lớn các tổ chức đầu tư."

Mối quan tâm đến tiền mã hóa đã tăng vọt kể từ khi đại dịch bùng phát, một phần bởi vì lợi nhuận đáng kể đến từ các token kỹ thuật số như Bitcoin và Ether. Chỉ số Bloomberg Galaxy Crypto cũng đã tăng đến 380% trong năm vừa qua.

Bloomberg: Việt Nam lọt tốp đầu thế giới về tốc độ phổ biến tiền số - Ảnh 2.

Chỉ số chấp thuận tiền mã hóa toàn cầu của Chainalysis xếp hạng 154 quốc gia theo các thước đo chính, bao gồm khối lượng giao dịch ngang hàng và chỉ số chấp thuận DeFi.

Hiện tại cả Trung Quốc và Mỹ đều đã tụt hạng so với năm ngoái, chủ yếu là vì khối lượng giao dịch ngang hàng giảm. Năm ngoái, Trung Quốc đứng thứ 4 và Mỹ đứng thứ 6 trong danh sách. Giờ đây, Mỹ đứng thứ 8 còn Trung Quốc tụt xuống thứ 13.

Chainalysis cũng loại bỏ một yếu tố mà trước đây họ từng sử dụng: số lượng tiền gửi của quốc gia tính theo số lượng người dùng internet. Tuy nhiên, công ty nhận thấy chỉ số này làm lệch lạc bảng xếp hạng của họ đối với các quốc gia có lượng người dùng tương đối lớn hướng tới các ứng dụng DeFi (tài chính phi tập trung). Chính vì vậy, công ty đã tạo ra chỉ số DeFi Adoption để đưa vào đánh giá trong những tuần tới.

"Khối lượng giao dịch ngày càng tăng với các dịch vụ tập trung và đà tăng trưởng bùng nổ của DeFi đang thúc đẩy việc sử dụng tiền mã hóa ở các quốc gia phát triển và những quốc gia đã phổ biến chúng, trong khi đó, các nền tảng ngang hàng P2P đang thúc đẩy việc phổ biến ở những thị trường mới nổi." Chainalysis cho biết.

Tham khảo Bloomberg

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại