Bloomberg: Các trung tâm sản xuất châu Á ảm đạm bởi đàm phán thương mại kéo dài, Việt Nam không tránh khỏi bị ảnh hưởng

Hoàng An |

Ngay cả Việt Nam, vốn được cho là ít bị ảnh hưởng hơn các nền kinh tế khác, chỉ số PMI cũng đã giảm xuống chỉ còn 50. PMI Thái Lan tương đương với Việt Nam ở mức 50, và hầu như duy trì ở ngưỡng đó không đổi từ đầu năm đến nay.

Các trung tâm sản xuất của châu Á vẫn ở trong tình trạng ảm đạm kéo dài trong tháng 10, mặc dù trước đó, các chuyên gia dự đoán rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiến tới một hiệp định thương mại tạm thời.

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Indonesia đều đang giảm, trong khi PMI của Đài Loan đã giảm xuống mức dưới 50.

Ngay cả Việt Nam, vốn được cho là ít bị ảnh hưởng hơn các nền kinh tế khác, chỉ số PMI cũng đã giảm xuống chỉ còn 50. PMI Thái Lan tương đương với Việt Nam ở mức 50, và hầu như duy trì ở ngưỡng đó không đổi từ đầu năm đến nay.

PMI Caixin của Trung Quốc - vốn có trọng số lớn hơn đối với các công ty sản xuất tư nhân - đã tăng từ 51,4 lên 51,7, nhưng một chỉ số chính thức được công bố hôm thứ 5 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2.

"Những cơn gió ngược đối với sự phát triển toàn cầu, tiếp tục là một thách thức đối với các quốc gia bao gồm cả Trung Quốc", ông Johanna Chua, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Citigroup Inc., nói với Bloomberg TV.

Suy thoái kéo dài đã khiến tăng trưởng sản xuất toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây, khi chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và nhu cầu toàn cầu suy yếu. Các nhà sản xuất trên khắp châu Á đang mất niềm tin vào việc kinh doanh.

Xuất khẩu của Hàn Quốc, đã giảm trong tháng 10. Các lô hàng đã giảm 15% so với cùng kỳ, chủ yếu là ở mặt hàng bán dẫn và hóa dầu. Nhập khẩu của Hàn Quốc cũng giảm 15%.

Tương lai của ngành sản xuất toàn cầu sẽ phụ thuộc một phần không nhỏ vào cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Hai bên dự tính sẽ thảo luận tại diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á -Thái Bình Dương APEC vào cuối tháng này, nhưng quyết định hủy bỏ sự kiện của Chile trong bối cảnh bất ổn xã hội, đã đặt ra nghi ngờ về việc liệu có thỏa thuận nào được ký kết hay không.

Trong một tweet hôm thứ Năm, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các quan chức Hoa Kỳ đang tìm kiếm một địa điểm mới để ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thỏa thuận, mà ông nói sẽ là chiếm khoảng 60% tổng số thỏa thuận.

Vẫn đang tồn tại nhiều nghi ngờ về việc hai bên có khả năng đạt được một thỏa thuận toàn diện hay không.

Các ngân hàng trung ương châu Á từ Ấn Độ đến Hàn Quốc đã nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay, để giúp bù đắp sự sụt giảm thương mại. FED trong tuần này đã ra tín hiệu về việc tạm dừng chính sách sau 3 lần cắt giảm lãi suất có thể khiến họ có lý do để thận trọng hơn trong tương lai.

"Việc Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận sẽ rất quan trọng đối với sự lạc quan của các công ty", theo Rob Carnell, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại công ty tư vấn ING Groep NV ở Singapore.

"Cuộc chiến thương mại, địa chính trị là các yếu tố tác động lớn nhất đến thị trường tài chính và việc ra quyết định của các doanh nghiệp", ông nói với Bloomberg TV.

Ông cảnh báo rằng sự suy giảm PMI báo hiệu dịch vụ sẽ là khu vực tiếp theo rơi vào suy thoái.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại