Bloomberg: Các nhà bán lẻ có thể làm gì để cứu công nhân và ngành công nghiệp tỷ USD của Việt Nam?

Hoàng An |

Khi các nhà bán lẻ thời trang đóng cửa các cửa hàng trên khắp thế giới do đại dịch Covid-19, những công nhân may mặc nghèo - đối tượng dễ bị tổn thương nhất thế giới - đang cảm thấy khốn khổ.

Tại Bangladesh, các nhà máy may đã phải cắt giảm hơn 1 triệu công nhân vì ít nhất 3 tỷ USD các đơn đặt hàng đã bị hủy và hoãn.

Những nơi khác ở Đông Nam Á, như Việt Nam - trung tâm sản xuất hàng may mặc quan trọng, số công nhân bị thiệt hại sẽ tăng lên nhanh chóng khi virus lây lan. Nếu dịch bệnh không được giải quyết, cuộc khủng hoảng có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống và sinh kế của hàng triệu công nhân trong khu vực.

Tác động bắt đầu được cảm nhận từ tháng 2. Trung Quốc cung cấp phần lớn nguyên liệu thô cho các nhà sản xuất hàng may mặc của Đông Nam Á (cung cấp 60% nguyên liệu thô cho Việt Nam). Khi các nhà máy dệt may Trung Quốc đóng cửa, nhà sản xuất ở các nước láng giềng cũng không thể tiếp tục hoạt động.

Tại Campuchia, chính phủ gần đây đã dự đoán rằng 200 nhà máy may mặc, sử dụng 160.000 công nhân, có thể sớm phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu. 10.000 công nhân Campuchia đã bị cho nghỉ việc, và một số chủ sở hữu nhà máy được cho là đã lợi dụng cuộc khủng hoảng để đẩy nhân viên ra khỏi công đoàn.

Khủng hoảng nhu cầu thì chỉ mới bắt đầu. Trong những tuần gần đây, các công ty, bao gồm nhà bán lẻ Ailen Primark Ltd., Marks & Spencer Group Plc của Anh và Target Corp đã hủy bỏ, hoãn các đơn đặt hàng cho dù các đối tác Đông Nam Á của họ đã nhập nguyên liệu thô, thậm chí là đã hoàn thành công việc.

Tình hình nghiêm trọng đến mức Campuchia và Ấn Độ đã trực tiếp kêu gọi các thương hiệu toàn cầu không hủy hợp đồng và lập kế hoạch thanh toán. Rất ít công ty phản hồi.

Bloomberg: Các nhà bán lẻ có thể làm gì để cứu công nhân và ngành công nghiệp tỷ USD của Việt Nam? - Ảnh 1.

Theo một cuộc khảo sát của các nhà máy may mặc của Bangladesh được thực hiện vào tháng 3, gần một nửa các nhà máy đã mất phần lớn đơn đặt hàng của họ. Gần như tất cả các khách hàng, hầu hết trong ở châu Âu, đã từ chối hỗ trợ tiền lương cho những người lao động bị sa thải.

Trong ngắn hạn, các hỗ trợ như vậy có thể giúp các công ty may mặc vượt qua suy thoái. Nhưng ít nhất là trong mắt khách hàng của họ - họ mới là người phải chịu trách nhiệm với công nhân.

Một cuộc khảo sát thực hiện với người tiêu dùng ở 7 quốc gia năm 2018 chỉ ra rằng gần ba phần tư trong số khách hàng cho rằng các công ty sản xuất quần áo phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra với nhà máy của họ và nên công khai điều kiện làm việc một cách minh bạch.

Không có cách khắc phục nào là dễ dàng, khi thiệt hại đang được chia sẻ trên toàn ngành, thậm chí là trên toàn thế giới. Nhưng tất cả các bên sẽ có lợi nếu các nhà bán lẻ và thương hiệu cam kết chia sẻ trách nhiệm trả lương cho công nhân may mặc để hoàn thành công việc và đóng góp vào một mức độ hợp lý trong thời kỳ suy thoái do Covid-19.

Hôm 30/3, đại gia thời trang nhanh Thụy Điển H&M đã công bố nó sẽ nhận hàng, không hủy đơn đặt (bao gồm cả những nhà máy đang sản xuất) và trả tiền cho họ.

Các thương hiệu khác nên làm theo. Như vậy sẽ giúp các đối tác sản xuất lâu năm, những người đã nỗ lực cải thiện các tiêu chuẩn an toàn và quyền của người lao động, có thể duy trì hoạt động kinh doanh thông qua đại dịch.

Trong khi đó, các chính phủ nước giàu muốn hỗ trợ quyền lao động nên duy trì các chính sách thương mại ưu đãi, với mục tiêu hỗ trợ người lao động trong khu vực vượt qua suy thoái nghiêm trọng. Điều đó sẽ giúp những người công nhân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới vượt qua khó khăn trong vài tháng tới.

Bloomberg: Các nhà bán lẻ có thể làm gì để cứu công nhân và ngành công nghiệp tỷ USD của Việt Nam? - Ảnh 2.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại