"Epitoma Rei Militaris" của tác giả Publius Flavius Vegetius là một nỗ lực để hoàng đế cứu vãn quân đội cũng đang suy tàn cùng đế chế trước khi quá muộn.
Quân đội đế chế thuở ban đầu được đào tạo bài bản, kỷ luật cao, có số lượng, thì giờ đây lại là một đám người nhỏ lẻ được bổ trợ bởi các đơn vị lính đánh thuê man rợ.
Ảnh minh họa
"Epitoma" ở đây nghĩa là bản tóm tắt, vì tác phẩm của Vegetius là một tập hợp các "bình luận về nghệ thuật chiến tranh được rút gọn từ các tác giả danh tiếng nhất".
Kêu gọi cải cách của Vegeitus không được hoàng đế chú ý, nhưng cuốn sách vẫn phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều tướng lĩnh quân đội ở nhiều thế kỷ sau đó.
Dưới đây là một số bài học quan trọng trong cuốn sách vẫn còn giá trị tham khảo:
1. Không có nghệ thuật chiến tranh, không có nghệ thuật khác
"Của cải sẽ không an toàn, trừ khi nó được bảo vệ bằng vũ khí… Ai dám nghi ngờ nghệ thuật chiến tranh không xuất hiện trước những nghệ thuật khác, khi nó duy trì tự do và danh dự của chúng ta, mở rộng các tỉnh và cứu vãn đế quốc?"
Câu trích dẫn trên giải thích động lực chính đằng sau Epitoma Rei Militaris.
Đế chế La Mã thời suy vong có rất nhiều vấn đề, nhưng không thể giải quyết chúng nếu đế chế bị xâm lược. Không một nền văn mình nào tồn tại nếu nó không có một nền quốc phòng mạnh mẽ và các cư dân biết duy trì sức mạnh quân sự.
Tổng thống Mỹ Thedore Roosevelt có quan điểm tương tự: "Trừ khi chúng ta giữ những đức tính man rợ, những thứ văn minh đạt được là rất ít".
Người La Mã đã học bài học này một cách cay đắng. Bất chấp những tiến bộ công nghệ, bộ máy chính quyền và sự khoan dung cho vi phạm đạo đức, họ bị chinh phục không phải bởi những người giữ đức tính man rợ, mà bởi những kẻ man rợ thực sự.
2. Có kinh nghiệm rồi mới bước vào trận chiến lớn hơn
Vegitus quan sát được rằng, dù được đào tạo nhiều đến đâu, thật dại dột khi cho một lính mới bước chân đầu tiên vào một cuộc chiến khốc liệt. Thay vào đó, anh ta ta nên được thích nghi với những trận chiến có cơ hội thành công cao hơn. Những chiến thắng nhỏ ban đầu sẽ xây dựng tinh thần, chuẩn bị cho người lính ở thách thức lớn hơn.
Vegetius cũng chỉ ra, lần đầu tiên ra trận mà chỉ toàn ký ức về sự sợ hãi sẽ hủy hoại động lực cho cuộc chiến tương lại, vì thế "sẽ dễ dàng huấn luyện một tân binh với lòng can đảm hơn là hồi sinh những cựu binh đã sợ chết khiếp".
3. Chiến binh không chỉ chuyên gia thể lực
Việc tôi luyện thể chất cho các chiến binh La Mã ở thời kỳ trước diễn ra liên tục một cách khắc nghiệt và đa chiều. Binh lính La Mã không những khỏe, mà còn nhanh, linh hoạt và sử dụng thành thạo nhiều vũ khí.
Trong Epitoma Rei Militaris ghi lại một chương trình huấn luyện đa dạng cho quân đội bao gồm vác vật nặng, diễu binh, chạy, bơi lội, đấu tay đôi, nhảy, ném lao, bắn cung và nhiều bài tập khác.
Binh sĩ La Mã không chỉ phải thực hiện những huấn luyện độc lập, mà còn phải phối hợp để tạo thành thao tác linh hoạt.
Ảnh minh họa
4. Mang chiến tranh đến cho kẻ thù
Trong sách, Vegetius bàn rằng: "Luôn luôn cố gắng là người được quyết định tấn công đầu tiên, bởi vì bạn có thể làm nó khi với sự thỏa mãn rằng đây là quyết định hữu ích cho chính bạn dù không bị ai đẩy vào thế bí… Ngược lại, kẻ thù bắt đầu thấy sợ khi quyết định tấn công xuất hiện để chống lại chúng."
Bước đi đầu tiên thường xuyên mang lại lợi thế. Điều đó đồng nghĩa rằng khả năng chiến thắng cao hơn.
5. Khiêm tốn khiến tầm nhìn rõ ràng
Không thể đánh giá một cách tối đa lực lượng nếu các kênh phản hồi bị đóng. Nhiều nhà lãnh đạo trong lịch sử vây quanh mình những người chỉ biết đồng ý – họ trốn tránh điểm yếu của lực lượng hay kế hoặc và chỉ vẽ ra những bức tranh màu hồng nhất về cơ hội thành công của chỉ huy.
Nhà lãnh đạo thành công mở tất cả các kênh phải hồi, ngay cả khi nó cho thấy tướng sĩ dưới quyền yếu kém hơn đối thủ, để có thể hiểu rõ hơn về thời, thế và cách thức để tham chiến.
Trên đây chỉ là một số bài học rút ra từ nghệ thuật chiến tranh La Mã cổ đại. Bản sách tổng hợp của Vegetius có thể xem như là "Binh pháp Tôn Tử của phương Tây", còn rất nhiều luận bàn để hậu thế suy ngẫm và áp dụng, kể cả ngoài chiến tranh.