Bình đẳng mạng là gì? Vì sao Google, Facebook trả tiền để mang dịch vụ đến người dùng?

LazyLynx |

Gần đây, chính phủ Mỹ đã ra điều luật loại bỏ Net Neutrality (bình đẳng mạng). Vậy bình đẳng mạng thực chất là gì?

Làn sóng phản đối và ủng hộ bùng nổ song song giữa không chỉ trong người dân mà cả giữa các nhà khoa học.

Vậy bình đẳng mạng là gì?

Có thể hiểu đơn giản bình đẳng mạng đối với người dân là họ có thể tự do lựa chọn dịch vụ Internet và các ứng dụng trên nền tảng Internet không bị can thiệp bởi nhà cung cấp. 

Bài viết sau thể hiện quan điểm của hai nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Theo Nicholas Economides (1), GS kinh tế tại Đại học New York (Mỹ), thì bình đẳng mạng là cần thiết.

Đầu thế kỷ 20, sau khi những bằng sáng chế của mình bị hết hạn, công ty viễn thông AT&T của Mỹ bị mất 50% thị phần.

Để cạnh tranh, AT&T đã tống tiền các công ty đối thủ, không kết nối hạ tầng. Kết quả là người dùng phải mua hai điện thoại, một cho AT&T và một dùng cho công ty địa phương. Thị phần AT&T tăng 89% cho đến khi có luật yêu cầu kết nối.


Bình đẳng mạng là gì? Vì sao Google, Facebook trả tiền để mang dịch vụ đến người dùng? - Ảnh 1.

Bình đẳng mạng (Minh họa bởi IEEE)

Hiện nay, Internet cũng có hoàn cảnh tương tự những công ty điện thoại ngày xưa. Vì nền tảng công cộng, thông tin trên mạng không bị can thiệp bởi các công ty cung cấp dịch vụ Internet. Năm 2005, công ty AT&T tuyên bố chấm dứt bình đẳng mạng để "tăng thu nhập".

Những công ty muốn thông tin của mình đến người dùng nhanh hơn phải trả tiền để sang "làn nhanh".

Như vậy, sự lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ trên Internet của người dùng sẽ bị chi phối bởi các công ty cung cấp dịch vụ mạng. Sau 10 năm xử lý, luật bình đẳng mạng được ra đời năm 2015 nhưng chưa thể thực hiện.

Dưới sự tác động của các công ty cung cấp dịch vụ mạng, chính phủ Mỹ đã cho phép họ được xóa bỏ bình đẳng mạng. Hệ quả của nó là khá nghiệm trọng.

Thứ nhất, các công ty nhỏ không có tiền để trả cho ISP sẽ bị đưa vào "làn chậm". Trong khi chính họ là động lực cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Thứ hai, với bất bình đẳng mạng, người dùng sẽ không có được cái nhìn đúng đắn về Internet. Những thông tin trên đó bị chi phối bởi các công ty lớn. Tự do lựa chọn bị mất đi.

Thứ ba, thông tin từ các trang báo nhỏ không thể đến người dùng kịp thời. Sự canh tranh thông tin báo chí bị xóa bỏ.

Dĩ nhiên, các công ty cung cấp dịch vụ mạng (ISP) sẽ kiếm lợi từ các công ty ở làn nhanh. Nguồn tiền này là quá nhỏ so với thiệt hại đối với nền kinh tế và khoa học cũng như người dùng.

"Bình đẳng mạng cần được loại bỏ!"

Ngược lại, theo Harsha Madhyastha (2), GS khoa học máy tính tại Đại học Michigan, thì bình đẳng mạng cần được loại bỏ.

Nếu loại bỏ bình đẳng mạng, những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) có thể tạo ra những "làn nhanh", hiểu đơn giản là cho phép những công ty lớn như Google, Facebook trả tiền để dịch vụ của họ đến với người dùng nhanh hơn.

Như vậy, những công ty nhỏ không đủ ngân sách sẽ khó có thể cạnh tranh.

Cái nhìn hai chiều về Net neutrality - Ảnh 2.

Bất bình đẳng mạng (Minh họa bởi IEEE)

Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi việc bất bình đẳng là cần thiết. Ví dụ, hai người dùng Internet sử dụng chung một đường truyền. Nếu một người dùng đang xem phim và người kia tải dữ liệu lên để dự phòng. Hệ thống bình đẳng mạng lý tưởng sẽ khiến cả hai bị chậm lại.

Nhưng đa số người dùng đều đồng ý rằng nên mở băng thông cho người xem phim hoặc gọi điện VoIP và làm chậm người lưu trữ dữ liệu.

Luật bình đẳng mạng mới của Mỹ yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải tường minh về cách thức quản lý băng thông của mình.

Tuy nhiên, việc người dùng có thể tìm ra lỗi của nhà cung cấp là rất khó khăn. Hiện nay, những kỹ thuật mới nhất cũng khó có thể phát hiện ra đường truyền nào đang bị nghẽn.

Như vậy, trước khi tiếp tục tranh luận, chúng ta phải trả lời được câu hỏi là làm sao có thể nhận biết nhà cung cấp dịch vụ Internet đang can thiệp vào điều chỉnh băng thông đường truyền.

Tổng hợp từ IEEE spectrum

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại